Chi cục thuế là gì?
Quyết định số 110/QĐ-BTC có hiệu lực kể từ ngày 14/01/2019 và thay thế Quyết định số 1700/QĐ-BTC ngày 26/9/2018 của Bộ Tài chính và Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Theo đó, Quyết định quy định, Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế cấp tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế., phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo đó:
– Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
– Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chi cục thuế là tổ chức quản lý thuế cấp Quận/ Huyện/Thị xã/ Thành phố trực thuộc Cục thuế cấp Tỉnh. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, tổ nghiệp vụ và các đội/ tổ/ trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế.
Vị trí, chức năng, quyền hạn của chi cục thuế
Thứ nhất, chức năng và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế
– Về chức năng
Chi cục Thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
– Về cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế được tổ chức như sau:
a) Chi cục Thuế có số thu trên 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 5000 doanh nghiệp được tổ chức các Đội sau:
– Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế.
– Đội Kê khai – Kế toán thuế – Tin học.
– Đội Kiểm tra nội bộ.
– Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.
– Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán – Pháp chế.
– Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ.
– Đội Trước bạ và thu khác.
– Không quá 03 Đội Kiểm tra thuế.
– Không quá 08 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
b) Chi cục Thuế có số thu từ 300 tỷ đồng/năm đến 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý từ 5000 doanh nghiệp trở xuống hoặc chỉ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí theo điểm a, khoản này được tổ chức các Đội sau:
– Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế – Trước bạ – Thu khác.
– Đội Kê khai – Kế toán thuế – Tin học – Nghiệp vụ – Dự toán – Pháp chế.
– Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ.
– Không quá 02 Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).
– Không quá 06 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị
c) Chi cục Thuế có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức các Đội sau:
– Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ.
– Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế (Tuyên truyền – Hỗ trợ – Nghiệp vụ – Dự toán – Kê khai – Kế toán thuế – Tin học – Trước bạ và thu khác).
– Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).
– Không quá 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
d) Chi cục Thuế có số thu dưới 50 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức 02 Đội:
– Đội Tổng hợp (Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ – Nghiệp vụ – Dự toán).
– Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (Tuyên truyền – Hỗ trợ – Quản lý nợ – Kiểm tra thuế – Kê khai – Kế toán thuế – Tin học – Trước bạ và thu khác – Quản lý thuế xã phường/liên xã, phường).
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế đã được phê duyệt nêu trên, quyết định số lượng Đội Kiểm tra thuế và Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã, phường và quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố đảm bảo đúng quy định.
Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục thuế
Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế; thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
6. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.
7. Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.
8. Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
9. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
10. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
11. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.
12. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức thực hiện thống kê, quản lý thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.
14. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.
15. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
16. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
17. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
18. Tổ chức tiếp nhận và triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Chi cục Thuế.
19. Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp của Bộ Tài chính.
20. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
Quyết định số 110/QĐ-BTC nêu rõ, trường hợp tổ chức lại thành Chi cục thuế khu vực, số lượng Lãnh đạo cấp Chi cục thuế khu vực không được cao hơn tổng số lượng Lãnh đạo của các Chi cục thuế trước khi thực hiện việc hợp nhất. Trong thời hạn 03 năm, Cục trưởng Cục thuế có trách nhiệm sắp xếp, bố trí để giảm số lượng cấp phó tại Chi cục thuế khu vực đảm bảo phù hợp, đúng quy định.
Đối với các trường hợp thực hiện hợp nhất thành Chi cục thuế khu vực, trước mắt giữ nguyên tổng số Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường của các Chi cục thuế cấp huyện trước khi thực hiện hợp nhất. Trong thời hạn 03 năm, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh tổ chức bộ máy của các Chi cục thuế khu vực đảm bảo phù hợp với quy định tại Quyết định này.
Chi cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan.
Danh sách chi cục thuế Quảng Ngãi [Địa chỉ + SĐT]
Sau đây là danh sách chi cục thuế Quảng Ngãi được TopQuangNgai tổng hợp để Quý vị tham khảo:
Cục Thuế Tỉnh Quảng Ngãi
- Địa chỉ: Số 507 Quang Trung, Thành phố Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 822 017
Chi Cục Thuế Khu Vực Quảng Ngãi – Sơn Tịnh
- Địa chỉ: 54 Phạm Văn Đồng, Thành phố Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 816 566
Chi Cục Thuế Khu Vực Tư Nghĩa – Mộ Đức
- Địa chỉ: Thị trấn Mộ Đức, Huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 857 039
Chi Cục Thuế Khu Vực Đức Phổ – Ba Tơ
- Địa chỉ: Thị trấn Đức Phổ, Huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 858 782
Chi Cục Thuế Khu Vực Đức Phổ – Ba Tơ (bộ phận một cửa)
- Địa chỉ: Thị trấn Ba Tơ, Huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 891 461
Chi Cục Thuế Khu Vực Nghĩa Hành – Minh Long
- Địa chỉ: Thị trấn Chợ Chùa, Huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 861 206
Chi Cục Thuế Khu Vực Nghĩa Hành – Minh Long (bộ phận một cửa)
- Địa chỉ: Xã Long Hiệp, Huyện Minh Long, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 866 406
Chi Cục Thuế Khu Vực Sơn Hà – Sơn Tây
- Địa chỉ: Thị trấn Di Lăng, Huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 864 250
Chi Cục Thuế Khu Vực Sơn Hà – Sơn Tây (bộ phận một cửa)
- Địa chỉ: Xã Sơn Dung, Huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 868 094
Chi Cục Thuế Huyện Bình Sơn
- Địa chỉ: Thị trấn Châu Ổ, Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 516 006
Chi Cục Thuế Huyện Trà Bồng
- Địa chỉ: Thị trấn Trà Xuân, Huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 865 233
Chi Cục Thuế Huyện Lý Sơn
- Địa chỉ: Xã An Hải, Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi
- Số điện thoại: 0255 3 867 227
Nguồn: oto360 – Luật Dương Gia
0 Comments