Kiến trúc, độ kỳ vĩ, và tọa lạc tại những thắng cảnh nổi tiếng giúp hải đăng Lý Sơn, hải đăng Đại Lãnh… có lượng khách khủng mỗi năm.
(Nguồn: Sao Media/ Youtube)
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam – Hải đăng Lý Sơn
Hải đăng Lý Sơn nằm ở phía Đông đảo Lý Sơn, thuộc xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công trình này được đưa vào hoạt động năm 1898. Với chiều cao 45 m tính từ dưới đất lên đỉnh, đây là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam hiện nay. Khi đứng trên đỉnh cao nhất của hải đăng, bạn có thể nhìn toàn cảnh hòn đảo với biển vây quanh, những ruộng tỏi xanh ngát. Các tảng đá núi lửa cũng trở nên mềm mại và nền nã. Ảnh: Panoramio.
Hải Đăng Lý Sơn cũng là điểm mà nhiều dân phượt muốn được chinh phục. Lên tới đỉnh cao nhất của ngọn hải đăng để ngắm nhìn toàn cảnh đảo, những con sóng, những ruộng hành, tỏi màu sắc, những con thuyền nhỏ xinh lênh đênh trên biển, để cảm nhận sự khoan khoái khi ngắm nhìn biển trời nơi đây.
Tận hưởng cảnh đẹp trên ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam
Hãy cùng khám phá thêm các ngọn hải đăng nổi danh của du lịch Việt:
Hải đăng Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Công trình được xây dựng bằng đá từ năm 1897-1899. Tháp đèn có hình bát giác và cao 66 m so với mực nước biển. Bên trong tháp có 182 bậc thang sắt. Ảnh: Nguoimientrung. Hải đăng Đại Lãnh được xây vào năm 1890 tại thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, bên trong có 110 bậc thang gỗ. Ảnh: chudu24. Hải đăng Vũng Tàu nằm trên đỉnh núi Nhỏ. Năm 1862, hải đăng được xây dựng ở độ cao 149 m so với mực nước biển. Đến năm 1913, hải đăng được chuyển lên cao khoảng 170 m (vị trí hiện nay). Hải đăng này có hình dáng giống một tháp tròn, sơn trắng, cao 18 m. Ảnh: Dulichbui. Hải đăng Hòn Dấu nằm trên đảo Hòn Dấu, thuộc khu Du lịch giải trí Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng. Để ra đảo, bạn có thể bắt tàu từ bến Nghiêng. Thời gian di chuyển khoảng 15 phút. Giá vé tàu khoảng 80-100.000 đồng/người/khứ hồi. Công trình này do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế, xây dựng từ năm 1892 đền năm 1898. Tháp cao 5 tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển. Bên trong tháp có 125 bậc thang gỗ hình xoáy ốc. Ảnh: vietpowertravel. Hải đăng Gành Đèn thuộc xã An Ninh Đông, Huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách gành Đá Đĩa khoảng 15 phút đi bộ. Điểm thu hút du khách đến đây không phải là kiến trúc mà là vị trí tọa lạc. Hải đăng được xây dựng trên gành đá được tạo nên từ nhiều tảng đá màu hồng nhạt chồng xếp lên nhau. Ảnh: Phuot. Hải đăng Thuận An nằm phía bờ Nam cửa Thuận An thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Vào năm 1813, tại cửa biển Thuận An (cũ), triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng một tòa thành có tên Trấn Hải đài với 3 chức năng là kiểm soát, điều khiển lưu thông tàu thuyền và phòng thủ cho Kinh thành Huế. Đến năm 1834, triều đình đổi tên là Trấn Hải thành và cho xây thêm trên đài một tòa nhà cao gọi là lầu Quan Hải. Năm 1840, triều đình cho treo trên lầu Quan Hải một đèn lồng lớn đường kính 3 m xem như ngọn hải đăng. Ảnh: Traveltimes. Hải đăng Đá Lát được xây dựng năm 1994. Hải đăng Song Tử Tây, được xây dựng năm 1993. Cả 2 hải đăng đều nằm trên đảo thuộc xã Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Mỗi hải đăng có một vẻ đẹp riêng. Nếu nhìn từ xa, Hải đăng Song Tử Tây trông như một cây bút giữa biển thì hải đăng Đá lát lại khiến du khách không khỏi trầm trồ về vị trí mà nó tọa lạc. Ảnh: Otofun.
Nguồn: zingnews.vn/tourdulichdaolyson.com/
0 Comments