Nếu không có các hợp chất từ lithium, con người khó có thể chinh phục đáy biển hoặc vũ trụ.
Lithium giá trị thế nào?
Trong một báo cáo năm 2020, Ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng hợp chất Lithium carbonate chế tạo từ Lithium có giá trị kinh tế và chính trị tương đương với giá trị của nhiên liệu xăng trong thế kỷ 20.
Với dung lượng sạc lớn và tuổi thọ kéo dài, pin lithium ngày càng được coi là công nghệ “đổi đời” đối với một số ngành công nghiệp. Các chuyên gia xác định pin Li-ion là “dẫn đầu thị trường trong các thiết bị điện tử cầm tay”.
Nếu không có các hợp chất từ lithium, con người khó có thể chinh phục đáy biển hoặc vũ trụ. Hợp chất lithium peroxide được sử dụng trong các hệ thống làm sạch không khí trên tàu ngầm và tàu vũ trụ có người lái. Trong năng lượng hạt nhân, lithium được sử dụng trong sản xuất chất làm mát các lò phản ứng.
Pin Li-ion được sử dụng rất nhiều trong hàng loạt các thiết bị di động.
Không chỉ có vậy, lithium còn là thành phần chính của pin cho xe điện và được mệnh danh là “nguồn xăng mới” cho tương lai. Các nhà khoa học coi lithium là nhiên liệu tên lửa tiềm năng. Khi đốt cháy hợp chất chứa lithium, nguồn năng lượng được giải phóng lên đến 1000 Kcal, trong khi dầu hỏa thông thường chỉ tạo ra 2 Kcal. Vì lí do đó, các hợp chất lithium được kì vọng là chất oxy hóa tuyệt vời của nhiên liệu tên lửa.
Lithium còn xuất hiện trong ngành công nghiệp quân sự với nhiều lý do. Đầu tiên, pin lithium-ion có thể lưu trữ lượng điện năng lớn trong một thiết bị có kích cỡ nhỏ. Việc này sẽ giúp các nước sản xuất các thiết bị kích thước nhỏ hoặc gia tăng lượng năng lượng khả dụng với cùng một kích thước. Tiếp đó, quân đội hiện có xu hướng phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng, trong khi hiện tại chỉ có các loại pin đáp ứng được nhu cầu.
Lithium cũng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao như luyện kim, hàng không vũ trụ, hóa chất, năng lượng… Trên thế giới, chỉ một số ít nước có nguồn tài nguyên quặng lithium, đứng đầu là Bolivia, Chile, Achentina, Trung Quốc, Úc… Kim loại này tồn tại chủ yếu trong 2 dạng mỏ là quặng đá và trầm tích muối biển.
Mỏ Lithium Quảng Ngãi tại vùng La Vi – Ba Tơ
Triển vọng tài nguyên lithium ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kết quả điều tra, đánh giá của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ từ năm 2005 đến năm 2009 phát hiện tài nguyên quặng lithium vùng La Vi, Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi gồm 40 thân quặng, thân khoáng hóa, chủ yếu là loại hình mạch pegmatoit chứa kim loại lithium và thiếc. Kết quả thăm dò tìm kiếm và đánh giá đã xác định, trữ lượng quặng lithium của vùng mỏ La Vi, tỉnh Quảng Ngãi là khoảng 1,0 triệu tấn quặng hay khoảng 10.000 tấn Li2O.
Ảnh: Luca Galuzzi
Theo đánh giá, trữ lượng này thuộc loại mỏ có trữ lượng quặng lithium ở mức độ trung bình so với thế giới. Đây là tiềm năng khoáng sản quan trọng để Việt Nam tham gia vào nhóm các nước có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng lithium.
rữ lượng và dự báo tài nguyên được thống kê như sau:
Trữ lượng cấp 122 đối với lithium là 7.071 tấn Li2O, thiếc là 1.939 tấn Sn;
Tài nguyên cấp 333 đối với lithium là 2.574 tấn Li2O, thiếc là 2.874 tấn Sn.
Theo Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam, trữ lượng này có thể đưa Việt Nam vào danh sách các nước có quặng lithium của thế giới, đủ điều kiện để khai thác, chế biến quặng lithium.
Ngoài lithium, có thể khai thác thiếc đi kèm làm tăng giá trị của mỏ lên rất nhiều.
Tuy nhiên, đây là loại hình khoáng sản Việt Nam chưa thực hiện thăm dò, mức độ nghiên cứu, tài liệu tham khảo còn hạn chế, do đó rất cần được đầu tư thăm dò nghiên cứu địa chất và công nghệ khai thác chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và thế giới, để đem lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia.
Quy định phân cấp hiện hành của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam sử dụng hệ thống phân cấp trên cơ sở phối hợp của 3 nhóm thông tin: Tiêu chí đầu tiên là mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 – có hiệu quả kinh tế; số 2 – có tiềm năng hiệu quả kinh tế và số 3 – chưa rõ hiệu quả kinh tế. Tiêu chí thứ hai là mức độ nghiên cứu khả thi: số 1 – nghiên cứu khả thi; số 2 – nghiên cứu tiền khả thi; số 3 – nghiên cứu khái quát. Tiêu chí thứ 3 là mức độ nghiên cứu địa chất: số 1 – chắc chắn; số 2 – tin cậy; số 3 – dự tính; số 4 – dự báo. Đối với mức dự báo phân thành 2 phụ mức: suy đoán (ký hiệu là a) và phỏng đoán (ký hiệu là b).Nguồn: Soha.vn
0 Comments