Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng


LTS: Khoảng đầu năm Canh Ngọ 1750, Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) được bổ nhiệm làm tuần vũ Quảng Ngãi. Trong thời gian hành chức, vị quan văn võ toàn tài nầy đã làm thơ  vịnh mười cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú của Quảng Ngãi, đó là: Thiên Ấn niêm hà (Ấn trời trên sông), Long Đầu hý thủy (Đầu rồng giỡn nước), Thiên Bút phê vân (Bút trời vẽ mây), An Hải sa bàn (Mâm cát An Hải), La Hà thạch trận (Trận đá La Hà), Thạch Bích tà dương (Bóng tà Thạch Bích), Hà Nhai vãn độ (Bến chiều Hà Nhai), Cổ Lũy cô thôn (Cổ Lũy thôn côi), Liên Trì dục nguyệt (Ao sen trăng tắm);Vân Phong túc vũ (Mưa đêm núi Vân). Tiếp sau Nguyễn Cư Trinh, tao nhân mặc khách và những người yêu thiên nhiên lại vịnh thêm hai cảnh đẹp nữa là Vu Sơn lộc trường (Bãi nai núi Vu) và Thạch Cơ điếu tẩu (Ông câu ghềnh đá), gọi chung là Quảng Ngãi thập nhị cảnh . Loạt bài “Mười hai thắng cảnh Quảng Ngãi” của nhà báo Lê Hồng Khánh sẽ lần lượt giới thiệu cùng bạn đọc 12 cảnh đẹp trên quê hương sông Trà, núi Ấn.
 
QNĐT
Bạn đọc cùng TopQuangNgai.vn chiêm ngưỡng top 12 thắng cảnh Quảng Ngãi do danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Thiên Ấn Niêm Hà

Thiên Ấn là tên một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía hạ lưu, cách thành phố Quảng Ngãi chừng 3 cây số về hướng đông bắc, thuộc địa phận thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc hợp thành cặp biểu tượng sơn thuỷ thiêng liêng trong tâm thức người Quảng Ngãi.

https://www.youtube.com/watch?v=9oXNmLW-K0s https://www.youtube.com/watch?v=2KaRPnKOjIo

Núi cao 106 mét, trông từ 4 phía đều tựa hình thang cân. Vào mùa nước đầy, nhìn từ phía bờ bắc, dòng nước sông Trà Khúc chảy theo hướng tây nam – đông bắc, như dồn vào chân núi; rồi lại từ chân núi, theo hướng tây bắc – đông nam, đổ về cửa Đại. Giữa một thiên nhiên thoáng đãng, ngọn núi như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông xanh, nên người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), núi được liệt vào hàng danh sơn và ghi vào điển tịch.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Thiên Ấn niêm Hà
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng, tạo thế nhìn phóng khoáng, bao quát một vùng không gian rộng lớn với những ruộng đồng, đồi núi, làng mạc, sông nước, hợp thành một bức tranh phong cảnh hữu tình. Ẩn hiện dưới bóng cây cổ thụ là ngôi chùa cổ Thiên Ấn.
 
Chùa Thiên Ấn khởi công xây dựng vào năm 1694, hoàn thành cuối năm 1695 (niên hiệu Chính Hòa thứ 15), đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong. Tổ khai sơn ngôi chùa là Thiền sư Pháp Hóa (1670-1754), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa) thuộc dòng thiền Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am, sau đó dần dần trùng tu, mở rộng, thu hút được nhiều tăng ni phật tử và trở nên nổi tiếng. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1716, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu, một người rất sùng mộ đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch SẮC TỨ THIÊN ẤN TỰ.
 
Chùa Thiên Ấn có “giếng Phật” sâu 21 mét, nước mát trong, đào từ lúc khai sơn, và “chuông thần” do các nghệ nhân làng đúc đồng Chú Tượng (Mộ Đức) tạo tác vào năm 1845. Câu chuyện về nhà sư đào giếng Phật và lễ khai đỉnh chuông Thần đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được ghi lại trong nhiều thư tịch cổ.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Chùa Thiên Ấn
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Khu viên mộ nằm tiếp giáp phía đông Thiên Ấn tự, với những ngôi tháp được xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (5, 7, 9) và tượng hình hoa sen. Bên trong tháp là nơi lưu giữ di hài các thiền sư, phía ngoài là bia ghi công đức, gắn liền với thân tháp.
Trong số các vị thiền sư an nhập bảo thân tại khu viên mộ có 6 người được vinh tôn là tổ sư (Pháp Hóa, Khánh Vân, Bảo Ân, Giác Tính, Hoằng Phúc, Diệu Quang) có công lớn trong việc mở rộng ngôi chùa cũng như mang giáo lý từ bi, hỷ xả của Đức Phật đến với đông đảo tín đồ trong tỉnh. Các tác phẩm về lịch sử Phật giáo Việt Nam, khi đề cập đến sự phát triển của dòng thiền Lâm Tế ở Đàng Trong từ thế kỷ XVII về sau, đều đánh giá các tổ sư Thiên Ấn tự là những bậc chân tu, nổi tiếng về đức độ, uyên thâm về Phật học.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Bảo tháp Thiền sư Pháp Hóa
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Cách ngôi chùa không xa, về phía tây nam, trên một vùng đất thoáng đãng là mộ chí nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (1876- 1947). Cụ Huỳnh hiệu Mính Viên, người huyện Tiên Phước (Quảng Nam), là một trong 3 nhân vật khởi xướng phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Cụ cũng là người sáng lập và chủ bút báo Tiếng dân, tác giả Thi tù tùng thoại và nhiều văn phẩm có giá trị.
 
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh đảm nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Cộng hoà Pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng giữ nhiệm vụ quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là người Quảng Nam nhưng cụ có nhiều gắn bó với Quảng Ngãi. Đặc biệt, trong những năm cuối đời, vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cụ đã sống, làm việc tại Nghĩa Hành và tạ thế ngày 21 tháng 4 năm 1947. Mộ cụ Huỳnh kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại và truyền thống lăng mộ Đông phương, gắn bó hữu cơ với tổng thể cảnh quan Thiên Ấn.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Chùa Thiên Ấn từng là nơi hội ngộ, đàm đạo, xướng hoạ thơ ca của nhiều thế hệ thi sĩ, từ Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thông, Phạm Trinh, Lê Kỉnh đến Bích Khê, Nguyễn Viết Lãm… cùng các thiền sư Hoa, Việt nổi tiếng cả về đạo hạnh lẫn thơ văn. Vào những dịp lễ lớn, khách thập phương đến viếng Thiên Ấn lên đến hàng vạn người, trong đó có không ít người từ phương xa trở về. Họ có thể là tín đồ Phật giáo về đây lễ Phật và cầu nguyện, cũng có thể là người không theo đạo nhưng yêu mến cảnh chùa, muốn được dịp chiêm ngưỡng thắng cảnh hàng đầu của Quảng Ngãi, dành một khoảng thời gian để lòng mình tĩnh lặng, thanh tẩy tâm hồn, suy ngẫm nhiều điều về cuộc đời và lẽ đạo.
 
Năm 1990 núi Thiên Ấn – mộ cụ Huỳnh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích quốc gia. Nhưng trước đó, từ lâu lắm, Thiên Ấn đã là dấu chứng quê hương trong lòng người Quảng Ngãi: Bao giờ Thiên Ấn hết tranh Sông Trà hết nước, anh đành xa em…
Lê Hồng Khánh

Long Đầu Hý Thuỷ

Long Đầu sơn (núi Đầu Rồng) là tên một ngọn núi của dãy Long Sơn (núi Rồng), nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, phía tây núi Thiên Ấn, cạnh đường thiên lý Bắc – Nam, thuộc địa phận thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh.
Dãy núi Long Sơn khởi đầu từ đây, chạy theo hướng tây nam  – đông bắc, đổ về tận Sâm Hội (núi Thình Thình) thuộc huyện Bình Sơn, rồi kéo dài ra sát biển, tạo thành mũi Ba Làng An (Batangan).
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Cây đa cổ thụ nhìn từ chùa Long Sơn
Nhìn từ đỉnh núi Thiên Ấn, dãy Long Sơn nhấp nhô uốn lượn tựa như một con rồng thiêng, đuôi trầm mình trong vụng biển, thân hùng dũng băng qua bao la đồng ruộng núi đồi, đầu vươn về phía vực sông Trà. Tại đây, dòng nước từ thượng nguồn đổ về, sau nhiều lần quanh co uốn khúc, lại chảy thốc vào chân núi, ào ào cuộn xoáy dưới chân Long Đầu sơn, như thể đầu rồng đùa giỡn cùng con nước. Cảm vẻ đẹp vừa hùng tráng, vừa nên thơ của thắng cảnh nầy, Tân Minh hầu Nguyễn Cư Trinh mới đặt cho mỹ tự “Long Đầu hý thủy” (Đầu Rồng giỡn nước). Sách Đại Nam nhất thống chí, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, phần viết về núi sông tỉnh Quảng Ngãi, có đoạn: “Núi Đầu Rồng: Tức Long Đầu, ở cách huyện Bình Sơn 31 dặm về phía Nam, hình thế khuất khúc, sống núi từ núi Sâm Hội chạy về nam, đến vực sông trà Khúc thì dừng, hình như rồng thần hút nước nên gọi tên thế. Trên núi có miếu cổ thờ Long Vận tướng quân; sườn núi có 3 đường đi lên, sâu như giếng. Tương truyền hồi Cao Biền nhà Đường cưỡi diều giấy đến đây yểm đoạn long mạch, hoang đường không tin được. Trong tập “Mười cảnh Quảng Ngãi” có một đề là Long Đầu hý thủy (Đầu rồng vờn nước), tức là núi nầy”. Long Đầu sơn gắn với truyền thuyết bi tráng về vị vua Nam Chiếu khởi binh chống lại Cao Biền. Câu chuyện dân gian nầy có lẻ được người Việt di dân cách nay nhiều thế kỷ từ  các vùng Hoan Ái Diễn (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) mang vào đất Quảng Ngãi, trong cuộc hành trình gian khổ mở nước về phương Nam.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Vực sông Trà dưới chân núi Long Sơn.
Trên đỉnh núi Long Đầu có chùa Long Sơn, do một tín đồ nhà Phật sở tại tên là Dương Cang phát nguyện xây dựng rồi sau đó dâng cúng Tam Bảo. Thiền sư Chơn Trung Diệu Quang (1891 – 1952), tổ thứ 6 tổ đình Thiên Ấn, là người thay mặt tăng ni phật tử tiếp nhận ngôi chùa và cầu phúc cho vị thí chủ thành tâm. Năm 2009, chùa bị cơn bão Ketsana tàn phá nặng nề, đến năm 2010 thì được trùng tu nhờ vào ân đức của thiện nam tín nữ cùng sự trông coi, chăm sóc của hòa thượng trụ trì Thích Hạnh Niệm. Phía tây Long Sơn tự, hướng nhìn ra vực nước sâu là ngôi miếu Bà, liền kề có dinh Sơn thần ẩn dưới bóng đa cổ thụ, chứng nhân thầm lặng của bao nhiêu lần thế cuộc thăng trầm. Xa hơn là núi Sứa (núi Đông Dương), nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật của con người từ thời tiền Sa Huỳnh. Quá về đông, vẫn còn lưu dấu tích Văn miếu Quảng Ngãi (Đền Văn Thánh), xây dựng lần đầu năm Gia Long thứ 16 (1817).
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Vực Long Đầu nhìn từ giữa dòng sông Trà
Tại bãi cát trước đền Văn Thánh, ngày 13/7/1885 (mồng một tháng 6 năm Ất Dậu), cử nhân Lê Trung Đình và tú tài Nguyễn Tự Tân đã tập hợp nghĩa quân, làm lễ tế cờ, phát lệnh tấn công tỉnh thành Quảng Ngãi, mở đầu phong trào Cần vương ở miền Trung và cả nước. Nhìn sang hữu ngạn, ngút xa tầm mắt là thắng cảnh Thiên Bút phê vân, chếch về tây là núi Trấn Công (núi Phước), gắn liền với nhiều truyền thuyết về Trấn Quận công Bùi Tá Hán. Trong 12 cảnh đẹp của Quảng Ngãi, Long Đầu hý thủy được xếp thứ 2, tiếp sau Thiên Ấn niêm hà. Núi Long Đầu, chùa Thiên Ấn, sông Trà Khúc gắn liền nhau trong nhiều câu ca lời hát dân gian, tuy mộc mạc quê mùa, nhưng chân thành, say đắm, thấm đẫm tình cảm đối với đất nước, non sông:

Sông Trà sát núi Long Đầu Nước kia chảy mãi, rồng chầu ngày xưa Núi Long Đầu lưu danh hậu thế Chùa Thiên Ấn, ấn để hậu hoàng Ai về xứ Quảng cho nàng về theo.

Từ khi người Pháp xây cầu Trà Khúc, mở rộng đường số 1 Bắc Nam, cảnh vật nơi đây đã dần thay đổi. Song, cho đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khu vực Long Đầu vẫn còn giữ được vẻ đẹp của một vùng sông nước hữu tình. Dọc theo bờ bắc, nhìn trong tầm mắt là những guồng xe nước Trường Xuân, Đông Dương, Quán Cơm, Phú Nhơn ngày đêm cần mẫn đưa nước tưới mát những cánh đồng tận Xóm Bàu, Đồng Sạ, Đa Ngân, Phú Hòa, Trường Thọ… Thấp thoáng trên dòng sông bốn mùa ăm ắp nước là những chuyến đò dọc, xuôi ngược từ Thu Xà, Tam Thương lên Ba Gia, Đồng Ké. Bóng chiều chầm chậm xuống, đàn chim nhạn làm tổ dưới gầm cầu Trà Khúc bay ùa ra tìm mồi, chao lượn trên mặt sông, dệt vào hoàng hôn bức tranh thiên nhiên thoáng gợn vẻ tịch liêu, trầm mặc. Theo dòng thời gian, nhà cửa mọc nhiều lên, nước sông  mỗi ngày thêm vơi cạn. Một thắng cảnh nổi tiếng từng tốn hao giấy mực của bao thế hệ thi nhân đã lặng lẽ lùi xa vào dĩ vãng, mặc cho các bức ảnh của Đặng Tùng, Nguyễn Ngọc Trinh như cố níu kéo dấu xưa cho những người hoài cổ. Đành vậy, bể dâu biến cải âu cũng là chuyện thiên địa thường hằng. Chỉ biết, trong cuộc vần xoay nhiều khi điên đảo ấy, có một điều không bao giờ thay đổi mà tồn tại miên viễn với thời gian, đó là tấm lòng thủy chung, đôn hậu của người Quảng Ngãi. Với tha nhân, với chính mình, với từng con sông, ngọn núi trên mảnh đất quê hương.

Bến Hà Nhai, tháng 3/2012 – Lê Hồng Khánh

Thiên Bút phê vân

Từ đỉnh Thiên Ấn, phóng tầm mắt vượt qua dòng sông Trà Khúc, xa về phía nam là núi Thiên Bút (núi Bút), tọa lạc tại địa phận phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi.
Sách Quảng Ngãi nhất thống chí do ông Lê Ngãi (đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân năm Tân Sửu 1901) biên soạn, phần về các ngọn núi ở huyện Chương Nghĩa (nay là thành phố Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa) có đoạn: “Núi Thiên Bút ở phía đông bắc, cách huyện trị chừng 4 dặm […] Phía tây mạn núi ấy có Đàn Sơn Xuyên, là cái nền để tế cáo thần núi, thần sông. Mười cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi có một cảnh là Bút trời phê vào mây tức là trái núi nầy”.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Núi Thiên Bút
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Chỉ cao hơn 60 mét so với mặt nước biển, nhưng Thiên Bút có hình dáng cân đối, đỉnh núi thoai thoải vươn lên trời cao, từ cánh đồng Ngọc Áng ở phía đông nhìn lên, tựa như ngòi bút của đấng vô biên. Có những hoàng hôn kỳ thú, sườn núi chầm chậm khuất dần trong sương chiều, mây lam vấn vương trên đỉnh núi, ánh hồi quang từ phía trời tây bịn rịn dấu ngày. Cảnh tượng đất trời phóng khoáng, sơn thủy liên tình gợi lên hình ảnh bút trời phê vào mây gió. Bởi vậy cổ nhân mới đặt cho mỹ tự Thiên Bút phê vân (Bút trời vẽ mây). Từ đỉnh núi trông ra bốn hướng  mới thấy vị trí đắc địa của Thiên Bút trong tổng thể cảnh quan vùng hạ du sông Trà Khúc và sông Vệ. Phía bắc là dòng nước Trà Giang quanh co uốn lượn, núi  Sứa, núi Long Đầu, núi Thiên Ấn, núi Đầu Voi, núi Thiên Mã hình thành vòng cung núi đồi, nhấp nhô giữa bao la màu xanh ruộng đồng, làng mạc. Phía nam là sông Bàu Giang, sông Cây Bứa, sông Vệ hòa điệu cùng La Hà thạch trận, Cổ Lũy cô thôn. Ngút trời tây là Trường Sơn mây bạc, ngoảnh về đông là của Đại mênh mang. Các bậc cao niên trong vùng kể rằng trên đỉnh núi trước đây còn lờ mờ dấu vết một phế tháp của người Chăm. Câu trả lời vẫn còn đợi từ các nhà khảo cổ, song đây là một gợi ý đáng được lưu tâm. Người Chăm thường chọn những ngọn đồi thoáng đãng, nổi lên giữa một vùng bình địa để xây linh tháp. Các phế tích tháp Chăm trên đất Quảng Ngãi như Gò Phố, Khánh Vân (Sơn Tịnh), Hành Thịnh (Nghĩa Hành), An Tập (Tư Nghĩa)… đều được thiết dựng theo mô hình nầy. Núi Thiên Bút nổi lên giữa một vùng ruộng đồng thoáng đãng gợi bóng dáng đỉnh mênu huyền thoại, quả là nơi lý tưởng để xây ngọn tháp thờ thần Xiva, vị thần chủ trong tín ngưỡng của dân Chăm.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Thiên Bút tự.
Bên phía sườn nam Thiên Bút là một quả đồi thấp, tựa hình nghiên mực nên được gọi hòn Nghiên. Ngày trước quan Thượng thư trí sỹ Nguyễn Hữu Chuyên có xây lên đó một ngôi chùa, đặt tên Quy Sơn tự, ý rằng nơi đây là chốn để con người tìm về với bản thể chân nguyên, hòa đồng cùng thiên nhiên trời đất. Quy Sơn tự đã bị hư hại và mất hết dấu tích từ lâu. Ngôi chùa hiện nay, nằm dưới chân núi phía tây bắc là Thiên Bút tự, thuộc hệ phái Phật giáo Cổ Sơn môn. Cũng về phía tây, đường Thiên lý chạy gần chân núi, nơi đây ngày xưa có một quán nhỏ bên đường, tên gọi quán Đàng. Cô gái quê nào đó đã mượn núi Bút, quán Đàng tỏ tấc lòng với người mình thương rồi để lại câu ca dao đong đầy duyên nợ:

Ngó lên núi Bút, quán Đàng Núi bao nhiêu đá dạ thương chàng bấy nhiêu.

Các nhà nho ngày trước quan niệm Thiên Bút là biểu tượng trưng cho học phong, văn mạch của vùng đất Quảng Ngãi. Đền Văn Thánh (Văn miếu Quảng Ngãi), dẫu nằm tận bên bờ bắc sông Trà Khúc vẫn chọn núi Thiên Bút làm tiền án. Thiên Bút còn là ngọn núi gắn với nhiều truyền thuyết, giai thoại. Câu chuyện cảm động Cây quế thần và người phu xe nghèo nhắc đến cây quế bí ẩn đâu đó trên đỉnh Thiên Bút. Người dân quanh vùng kể rằng nhiều đêm thanh vắng, hốt nhiên mùi hương quế thoang thoảng lan ra giữa thinh không, nhưng khi ai nấy ra công đi tìm thì chẳng thấy đâu hình cây, bóng lá. Có người phu xe nghèo khó sống dưới chân núi được thần linh ban cho chiếc lá quế vàng đem về làm thuốc, chữa căn bệnh hiểm nghèo của bà mẹ già. Chuyện ma Tây lại liên quan đến  một người Pháp. Số là, vào tháng chạp năm 1894, dân Quảng Ngãi nổi lên phá đồn thương chánh Cổ Lũy, giết chết viên quan thu thuế  Regnard. Xác ông Tây thực dân xấu số sau đó được chôn dưới chân núi Bút. Ít lâu sau, người dân quanh vùng kháo nhau về một con “ma Tây”  những đêm khoảnh vắng  thường bất ngờ hiện ra hù dọa phàm nhân. Có người học trò, quê ở một huyện phía bắc tỉnh thành, trên đường vào Bình Định dự kỳ thi Hương, dừng chân bên quán Đàng uống bát nước chè xanh, vô tình nghe đầu đuôi câu chuyện. Chờ khi khách vãn, anh ta nhờ cô chủ quán mua giúp nậm rượu với mấy nén hương rồi mang ra mộ Regnard làm một lễ tế đơn sơ. Lời bài văn tế ứng khẩu của người học trò khuyên hồn ma ông Tây mau tìm đường về xứ sở, đừng dằng dai thêm ở xứ An nam, vốn chẳng ưa gì bọn mắt xanh mũi lỏ quen thói hà hiếp dân lành. Nhược bằng chẳng chịu nghe lời, có ngày bị sơn thần, thổ địa quở phạt, đày xuống địa ngục chín tầng thì ăn năn đến mấy cũng không còn kịp. Quả nhiên từ đó, con “ma Tây” chẳng còn hiện ra dọa người lần nào nữa. Dân gian còn truyền tụng, cứ mỗi dịp “bút trời vẽ mây” là một lần hóa công giáng điềm thiên khải, nhân thế rồi sẽ có chuyện cát tường. Lời qua cửa miệng chẳng ai làm chứng để rõ thực hư, nhưng lại khiến trí tưởng tượng phong phú của tao nhân mặc khách tha hồ mà dệt những vần thơ quyến rũ lòng người.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Cây mít nài cổ thụ trên đỉnh Thiên Bút.
Kể cũng lạ, nằm giữa phố phường mà đỉnh Thiên Bút lại hoang vu, heo hút, gai góc phủ đầy những lối mòn.  Đàn Sơn Xuyên, Quy Sơn tự, tháp Chăm chẳng thấy đâu dấu vết. Cây mít nài cổ thụ đứng một mình trơ vơ với mây trời, gió núi chẳng biết đã có lần nào hội ngộ với bóng quế thần mầu nhiệm đầu non?

Lê Hồng Khánh

An Hải sa bàn

Từ mũi Thanh Thủy chạy vào nam, bờ biển tỉnh Quảng Ngãi xuôi dần ra phía sóng, đến vùng bán đảo Châu My Đông thì gặp dãy núi Long Sơn -Tham Hội theo hướng tây nam – đông bắc ùa về. Như bị khơi xa mê hoặc, núi trượt chân đổ dài lên những khối đá ong, đá đen để tạo thành mũi Ba Làng An (Cape Batangan) hùng vĩ và thơ mộng. Quá mũi Ba Làng An về phía nam là vụng biển Sa Kỳ, giữa Sa Kỳ và Ba làng An là thắng cảnh An Hải sa bàn (mâm cát An Hải).
https://www.youtube.com/watch?v=ioevofSkjZM https://www.youtube.com/watch?v=2D-_DpX952c https://www.youtube.com/watch?v=9GPqQqUsVWY
Không giống như những dải cát hẹp dưới chân mũi Ba Làng An (vốn tạo thành từ trầm tích, lẫn nhiều dăm sạn, đá cuội và sét bột màu xám vàng), trảng cát An Hải khá rộng, thành phần chính là cát thạch anh, hạt tròn đều, từ thô đến mịn, màu trắng ngã sang phớt vàng. Những khi triều xuống, nhìn từ mõm xóm Câu, lọt giữa vụng biển và chân núi là một vùng cát quây tròn như thể chiếc mâm khổng lồ của hóa công bày ra trong bao la trời đất.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
An Hải sa bàn nhìn từ mõm xóm Câu, xa xa là cảng Sa Kỳ.
Vẻ đẹp của An Hải sa bàn nằm trong tổng thể thiên nhiên diệu kỳ của cả một vùng trời biển khoáng đạt kéo dài từ mũi Ba Làng An đến làng chài An Vĩnh. Ở đây, những đồi núi đá ong, đá trầm tích lô nhô chồm ra biển. Gió trời và sóng biển tự vạn năm xô vào vách đá, ăn dần chân núi, tạo ra những chớn đá  hình cánh cung và nhiều hình thù kỳ ảo trên vách núi. Vương vải khắp nơi là những khối phún xuất thạch màu đen tuyền, vốn là dung nham núi lửa (magma)  chảy tràn ra biển từ thuở hồng hoang. Trong một lần tham gia đoàn khảo sát và làm phim của VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam), say mê vẻ đẹp và thấu hiểu giá trị của các phiến đá Ba Làng An, Phó giáo sư Tiến sỹ Trịnh Dánh (Viện Khoa học địa chất và khoáng sản) – một chuyên gia về thạch học đã đề nghị thành lập ở đây Công viên đá quốc gia đặc biệt, đồng thời đưa vào tour du lịch khám phá các vết tích núi lửa độc đáo trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tương phản với vẻ đẹp hùng tráng sóng gầm, biển réo của đoạn bờ biển phía bắc, từ làng chài An Vĩnh chạy về nam, qua Mỹ Khê, Cửa Đại, bờ biển đẹp say đắm, ru tình với thoai thoải cát vàng và êm ả dương xanh nối nhau viền theo mé nước. Tiến sỹ nho học Lê Ngãi, trong tập Quảng Ngãi nhất thống chí, viết về cửa Cổ Lũy và thắng cảnh An Hải sa bàn, như sau:
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Rừng cây mắm An Hải lúc triều lên.
“Cửa bể Sa Kỳ – Ở phía đông nam huyện Bình Sơn, cách huyện đóng 37 dặm. Cửa bể rộng 14 trượng. Khi thủy triều lên sâu 6 thước, triều xuống sâu 3 thước. Có mỏm đá nhô lên trên mặt nước, đứng xa trông như hình người […]. Phía nam mõm đá, cảng rộng, thuyền bè đi được. Phía bắc mõm đá hơi hẹp. Phía nam có vũng An Vĩnh. Ngoài cửa có núi Thiết Sơn. Lại có ấp An Hải, cát đá rơi vào bờ bể la liệt từng hàng như hình cái mâm, cũng là một cảnh đẹp trong mười cảnh của tỉnh Quảng Ngãi, gọi là “Mâm cát An Hải”. Còn đây là miêu tả về An Hải sa bàn của Địa chí Quảng Ngãi, ấn hành năm 2008: “Vùng An Hải phía bắc cửa Sa Kỳ có núi thấp chạy sát mép biển bỗng dưng uốn cong tạo eo lõm vào đất liền. Vùng đất eo lõm này toàn là cát trắng phau. Mùa gió nồm dông thổi vào tạo nên lốc xoáy vun cát lên, đứng trên núi nhìn xuống trông giống hình dáng cái mâm cát khổng lồ rất đẹp, nên gọi là An Hải sa bàn (mâm cát An Hải)”. Dễ nhận ra những tiểu tiết khác nhau trong các sách vở đời trước, đời sau. Thì vậy, trong cùng một khung cảnh biển trời bao la, phóng dật nhưng mỹ cảm của mỗi thời đại, mỗi con người chẳng thể rập khuôn nhau. Thêm vào đó là những biến đổi của thiên nhiên, cùng cảnh trí do con người tạo tác khiến nhiều khi kim cổ chẳng tương phùng.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Mũi Ba Làng An.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Từ ngày Sa Kỳ mở rộng lòng cảng, An Hải sa bàn có phần thu hẹp, nhưng bù lại quang cảnh nơi đây đã trở nên nhộn nhịp với đoàn thuyền đánh bắt khơi xa về cập bến hoặc những chuyến tàu vận tải ngược xuôi giữa đất liền và huyện đảo Lý Sơn. “Mâm cát” có vơi đi một ít, nhưng rừng cây mắm xóm Câu lại dày hơn, đợi lúc triều lên ríu rít lời cây, bóng nước.
Đã có biết bao khách văn chương qua lại chốn nầy, để lại cho đời nhiều vần thơ say đắm. Bài thơ Vịnh An Hải sa bàn, tương truyền của Đạm Am Nguyễn Cư Trinh (1717 – 1767), ca ngợi vẻ đẹp tương giai của khói sóng, gió trăng qua cái nhìn phóng khoáng, hóm hỉnh của thi nhân:

Bàn Cổ xưa kia kế đã thâm Khéo bày lọc cát đúc thành mâm Khạc ra cá nhảy đầy Đông Hải Dọn những mùi ngon rặt nghĩa sâm Chợ cách hóa nên non nước thế Đũa giơ rồi rủ gió trăng ngâm Mời ông điếu tẩu Sa Kỳ tới Rót chén yên hà để dưỡng tâm.

Còn mấy câu sau đây của thi sỹ tài hoa Phạm Thiên Thư, tác giả Ngày xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, vẽ nên bức tranh sinh động của một eo biển đẹp như mơ:.

Biển cát vàng bên biển nước xanh Đồi cao cao trắng xếp mây thành Dã tràng giăng đón trùng dương lại Sóng cát bay mờ ngọn gió quanh…

An Hải, An Vĩnh, vườn Đình, xóm Câu, ghềnh Cả… Ở đó không chỉ có những khối đá nhẵn lì, những hạt cát long lanh. Lời sóng rì rầm nhắc nhở: Mấy trăm năm trước, thuở ban sơ của Đội Hoàng Sa, chính ở bến biển nầy, những chàng trai quả cảm của các làng chài An Vĩnh, An Hải đã lên thuyền ra giữ đảo xa, đem cây bàng quả vuông, cây mù u, cây nhãn ra trồng lên Bãi Cát Vàng!

Sa Kỳ, 16/3/2012 – Lê Hồng Khánh

La Hà thạch trận

La Hà được ông quan – thi sỹ Nguyễn Cư Trinh tặng cho mỹ tự La Hà thạch trận (Trận đá La Hà) và xem là một trong mười cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi.
 

Đá xây thành quách trận đồ Đường quanh co chắn sông hồ địa dư Chuyện xưa chưa rõ thực hư La Hà thạch trận “Thái hư trận đồ”.

Phạm Cung – La Hà thạch trận

La Hà là tên một quần thể 4 ngọn núi nằm trên địa bàn thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, gồm núi Cao Cổ, núi Đá Chẻ, núi Voi và núi Hùm.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Núi Đá Chẻ
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Núi Hùm, 1 trong 4 ngọn núi của La Hà thạch trận.

Núi Cao Cổ cao chừng 40 mét so với mặt nước biển. Trên đỉnh núi có 4 tảng đá to, hao hao hình người, nhưng phần “cổ” lại cao hơn bình thường, nên gọi  tên núi Cao Cổ. Thấp hơn núi Cao Cổ là núi Đá Chẻ với những tảng đá xanh chông chênh trên sườn núi phía đông. Ở đây có nhiều khối đá dựng đứng, sóng đôi. Nhìn gần, tựa như tạo hóa dùng chiếc rìu vạn năng chẻ đôi khối cự thạch thuở khai thiên lập địa. Nhìn xa, lại giống hai người khổng lồ trong thần thoại đang đối mặt bàn chuyện lấp bể vá trời. Khi gõ vào những tảng đá nầy, một dòng “âm thanh đá” sẽ phát ra, ngân nga, kỳ diệu. Núi Voi (Tượng sơn), cao chừng 50 mét với những khối đá lớn tựa hình voi trận, hùng dũng, hiên ngang. Núi Hùm (Báo sơn) cao 30 mét, có một khối đá cao chừng 6 mét, người dân quanh vùng gọi tên là “Đá ông Hùm”. Trong quần thể 4 ngọn núi ấy, theo trục Nam Bắc, núi Đá Chẻ nằm ở phía Nam (cung Ly trong Bát quái đồ), chếch sang Đông (cung Chấn) là núi Cao Cổ, nghiêng bên Tây (cung Đoài) là núi Hùm,  xa về hướng Bắc (cung Khảm) là núi Voi. Bởi thế mới có thơ:

Tượng quân lẫm liệt vây cung khảm Hổ tướng oai phong trấn hướng đoài.

Chiêu Phương – Quảng Ngãi thập cảnh

Đứng trên ngọn núi Cao Cổ, nhìn một vòng quanh chân núi, rồi trải rộng tầm mắt từ La Hà đến Điện An, du khách sẽ thấy lớp lớp những  khối đá lô nhô, cao thấp, dưới đồng ruộng, trên sườn đồi, tựa một đoàn quân đang xếp trận đồ theo binh pháp của người xưa. Có đội tượng binh hùng dũng từ phía núi Voi sẵn sàng nghênh chiến. Có ông Hổ ngồi ở núi Hùm toạ sơn quan chiêm thế trận. Khi có gió mạnh thổi lên, tiếng cây cối ầm ào lẫn trong tiếng gió rít luồn qua khe đá, ngỡ có ngàn quân reo ngựa hý, vừa hùng dũng, vừa bi tráng như thể đang diễn ra một trận thư hùng kinh thiên động địa giữa những kỳ nhân, thiên tướng trong thuyện Phong thần. Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng Di tích Đá Voi. La Hà được ông quan – thi sỹ Nguyễn Cư Trinh tặng cho mỹ tự La Hà thạch trận (Trận đá La Hà) và xem là một trong mười cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi. Sách Quảng Ngãi nhất thống chí của Tiến sỹ Lê Ngãi viết về ngọn núi nầy như sau: “Núi La Hà: ở phía đông bắc, cách huyện trị [Chương Nghĩa] 2 dặm, tục gọi núi Beo. Núi có 3 ngọn, một ngọn ở phía tây đường quan báo. Đá to rải rác, hoặc đứng hoặc ngã, hình như hùm ngồi, gọi là núi Hùm. Một ngọn ở phía đông đường, có những tảng đá cao và to, hình như voi phục nên gọi là núi Voi. Lại thêm một ngọn ở phía đông đường, đá to sừng sững, như hình hai người đứng đối nhau. Đá đứng chùm, từ La Hà đến Điện An đều như thế cả. Đá mọc rải rác dưới ruộng, chỗ vài ba tảng, chỗ có rất nhiều tảng, coi như ngàn binh vạn ngựa đứng tập họp. Mười cảnh đẹp ở tỉnh Quảng Ngãi, một là Trận đá La Hà, tức là núi nầy”. Quảng Ngãi nhất thống chí (Lê Ngãi), Quảng Ngãi tỉnh chí (Nguyễn Bá Trác chủ trương), cũng như Non nước xứ Quảng (Phạm Trung Việt) và Địa chí tỉnh Quảng Ngãi  sau nầy đều chép La Hà “có 3 ngọn núi” vì các tác giả gộp chung núi Cao Cổ và núi Đá Chẻ làm một, do sơn mạch liền nhau. Trong 4 ngọn núi ấy, nay chỉ còn lại núi Hùm là tương đối nguyên vẹn. Nạn khai thác đá thiếu kiểm soát đã khiến 3 ngọn núi kia biến dạng rất nhiều. Hơn nữa, sự phát triển của thị trấn La Hà cũng làm cho cảnh quan chung khó lòng giữ được vẻ trầm hùng, u tịch.

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Tái tạo La Hà thạch trận bằng bonsai của nghệ nhân Tô Hiển.

Vẫn biết “Thương hải biến vi tang điền” là chuyện của máy tạo cơ trời, nhưng khi nhẩm lại mấy câu ca dân gian của người bình dân Tư Nghĩa, dẫu là dạ đá cũng thấy mủi lòng:

La Hà thạch trận là đây Bốn phương tám hướng đá xây trận đồ Ai vô Tư Nghĩa thì vô Dừng chân ngắm cảnh trận đồ đá xây.

Lê Hồng Khánh

Thạch Bích tà dương

Non núi dăng dăng đổi cả trời, Một hòn Thạch Bích tiếng muôn đời. Đá xây đứng sững y như vách, Bóng xế soi về khắp mọi nơi.

Nguyễn Cư Trinh

Thạch Bích sơn, tên nôm quen thuộc là núi Đá Vách, nằm về phía đông Nam huyện Sơn Hà, giáp giới huyện Minh Long, cao khoảng 1.500 mét. Đây là ngọn danh sơn vào hàng cao nhất, hùng vỹ và hiểm trở nhất tỉnh Quảng Ngãi. Vùng núi non, thung lũng châu tuần chung quanh Thạch Bích với nhiều sông suối, hẻm vực là địa bàn quần cư từ lâu đời của tộc người H’re.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Núi Thạch Bích nhìn từ bến Hà Nhai
Sách Đại Nam dư đia chí ước biên (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) phần tỉnh Quảng Ngãi, chép: “Núi Thạch Bích cây cỏ um tùm, chưa qua khai thác. Sương mai tím biếc, đỏ lựng ráng chiều. Tà dương soi rọi thì núi non rực rỡ như ánh sao. Trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi, có một cảnh được gọi là “Thạch Bích tà dương”. Nửa sau thế kỷ XX, ông Phạm Trung Việt miêu tả về phong cảnh Thạch Bích trong sách Non nước xứ Quảng như sau: “Hình núi đứng cao chót vót, cỏ cây rậm rạp, thế núi quanh co, vách đá dựng ngược, phía tây thông đến các làng Thượng Minh Long có Tử Tuyền (suối Tía) rất hiểm trở.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Núi Thạch Bích, nhìn từ hướng Đá Sơn (Tư Nghĩa).
Buổi mai khi mây ngưng sắc tía, buổi chiều hang ngậm màu son, bóng tà dương chiếu ánh đá núi đều dợn sóng như sao. Khi mặt trời lặng bóng, cảnh vật nhuộm màu đen thì riêng đỉnh Thạch Bích còn rực rỡ ánh hoàng hôn oai hùng vươn lên chọc trời, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ.” Theo sách Viêm Giao trưng cổ ký của Cao Xuân Dục, ngoài núi Thạch Bích nói trên, còn có một núi Thạch Bích khác, thấp hơn, ở phía tây huyện Mộ Đức, cách Tĩnh Man trường lũy một ngày sơn đạo. Lại có suối nước khoáng mang tên Thạch Bích, nằm về phía đông nguồn Đà Bồng, nay thuộc xã Trà Bình, huyện Trà Bồng. Thạch Bích cũng là tên một thôn của huyện Chương Nghĩa, về phía tây bắc tỉnh thành, cận bờ bắc sông Trà Khúc, nay thuộc phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi. Tuy vậy, chỉ duy nhất Thạch Bích sơn ở vùng Sơn Hà – Minh Long mới được gọi nôm là Đá Vách, còn núi Thạch Bích ở Mộ Đức, suối khoáng Thạch Bích ở Trà Bồng và thôn Thạch Bích ở hạ du sông Trà Khúc thì không! Cho đến nay, đường lên núi Đá Vách vẫn đầy hiểm trở, cho dù có thể đến đấy theo các ngã Sơn Hà (từ Trà Nham), Minh Long (từ Long Sơn) hoặc Tư Nghĩa (từ làng Lâk, xã Nghĩa Sơn). Trong 3 lối ấy, có lẻ ngoạn mục nhất là ngã Minh Long, theo cung đường: Long Sơn – Làng Ren – Gò Tranh – Đá Vách. Ô tô, xe máy chỉ đến được Long Sơn (Thành phố Quảng Ngãi – chợ Chùa – chợ phiên Tam Bảo – Kim Thành Thượng – Long Sơn). Từ Long Sơn đến đỉnh núi Đá Vách chừng 2 ngày đi bộ và leo núi. Kể cũng là kỳ công, và chỉ giành cho những người nặng máu phiêu lưu. Ấy vậy mà có thi sỹ lại bảo “thuận đường”, nghe cũng lạ, chẳng biết thực hư:

Rồi một ngày thuận đường lên Thạch Bích Đợi bóng chiều lấp lánh ánh tà dương Quên làm sao ngõ ngách một con đường Men vách đá chập chùng rêu giăng phủ

Ung văn Khanh – Hương đất mẹ

Văn chương lắm khi chỉ là lời trần thuật những điều nằm mơ mà thấy, huyển hoặc hình dung, huyền hồ sương khói. Có ai đến được núi Thần Phù lênh đênh ngoài cửa bể? Biết người nào từng một lần gác mái chèo ngắm cảnh Đào nguyên? Vậy mà cảnh tiên, xứ Bụt vẫn được kể lại cả thiên chương vạn quyển, đời nọ nối đời kia.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Núi Thạch Bích, nhìn từ thung lũng Sơn Nham (Sơn Hà)
Nguyễn Cư Trinh (1716 -1767), Nguyễn Tấn (1822 – 1871) dù hiểu biết khá sâu sắc về miền tây Quảng Ngãi nhưng chưa có gì chứng tỏ hai ông đã đặt chân lên những con đường ngoằn ngoèo, hiểm trở dẫn lên đỉnh Đá Vách. Cao Xuân Dục (1843 – 1923), Phạm Trung Việt (1926 – 2008), những nhà biên khảo tài hoa, miêu tả ngọn núi khéo léo đến dụ mê người đọc, chắc chắn chỉ từ phía xa vọng nhìn Thạch Bích. Nhiều khách thơ đời nay như Phạm Cung, Chiêu Dương, Ngã Du Tử, Phạm Thiên Thư… ngâm vịnh Thạch Bích tà dương qua tưởng tượng mơ hồ về một ngọn núi phía trời tây, khuất sau mây trắng. Trèo non lội suối cũng là một thú ngoạn du giành cho những ai thích khám phá, phiêu lưu. Ước chi một ngày nào đó, Quảng Ngãi mở tuyến du lịch 12 thắng cảnh, lữ khách tha hồ mà dạo chơi lên đỉnh những Vân Phong, Vu Sơn, Thạch Bích… Thử hỏi ngành du lịch, tại sao không?

Hồng Khánh

Hà Nhai vãn độ

Hà Nhai vãn độ (Cảnh đò chiều ở bến Hà Nhai) là một thắng cảnh sông nước hữu tình nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc địa phận xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, đoạn từ phía đông thôn Ngân Giang đổ xuống phía tây thôn Thọ Lộc.
Chính xác hơn, bến Hà Nhai là một chuỗi bến đò chừng 2 cây số, từ  hạ lưu ngược lên thượng nguồn: Bến Thọ Lộc, bến Chợ Hố, bến Biền, bến Đá, bến Ngân Giang; đối diện bên hữu ngạn là thôn Xuân Phổ, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa. Hà Nhai cũng là tên một xã thuộc tổng Thượng, phủ Bình Sơn, trấn Quảng Ngãi, nay là thôn Hà Nhai, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh. Địa bạ triều Nguyễn, thiết lập năm Gia Long thứ 12 (1813), nêu giới cận xã Hà Nhai như sau:“Hà Nhai xã: đông giáp thôn Phú Hòa (tổng Trung), thôn Chiêu Lộc, thôn Đại Lộc, lấy bờ ruộng làm giới; tây giáp ba thôn: Lâm Lộc, Chiêu Lộc, Đại Lộc; nam giáp các thôn Chiêu Lộc, Phú Hòa, Ngân Giang, Lâm Lộc; bắc giáp thôn Đại Lộc, thôn Phú Hòa, thôn Lâm Lộc, lấy núi làm giới”.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Bến Hà Nhai, nhìn từ giữa dòng Trà Khúc.
Mô tả khá cụ thể của địa bạ và thực tế cho thấy xã Hà Nhai (hình thành chậm nhất từ 1813) về sau là thôn Hà Nhai (từ 1946), cách sông Trà Khúc, nơi gần nhất chừng 1 cây số. Thế nhưng, thôn Hà Nhai lại có công điền ở xứ đồng Cù Bành, dân gian gọi là Công điền Hà Nhai,  nằm cận sông, lọt sâu trong địa phận thôn Thọ Lộc (về phía nam, cùng thuộc tổng Thượng), tiếp giáp bến Hà Nhai, ăn nước bờ xe Chợ Hố. Điều tưởng như trái khoái nầy thực ra có thể giải thích từ quá trình diên cách các đơn vị thôn xã trong quá khứ. Khoảng từ thời điểm Nguyễn Cư Trinh làm tuần vũ Quảng Ngãi (1750) đến trước 1813 (năm thiết lập địa bạ) Hà Nhai là một xã khá rộng thuộc tổng Tịnh Thượng, phía nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc là vùng đồi núi thấp (Bà Lợp, núi Ngang, núi Đất), bao gồm các thôn Hà Nhai, Ngân Giang, Thọ Lộc và phần phía tây của thôn Trường Xuân hiện nay.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Xanh mượt bến Hà Nhai.
Về sau, vùng cận sông được tách ra để thành lập các thôn Thọ Lộc, Ngân Giang. Xã Hà Nhai (sau là thôn Hà Nhai) với phần đất còn lại, trở thành vùng “Đồng gieo đất núi”, không còn giáp sông Trà Khúc, dù địa danh nầy có nghĩa là “bến sông”! Những từ “đò chiều”, “ bến sông” dễ gợi cho người ta cảm giác tịch liêu, trầm mặc. Kỳ thực vẻ đẹp của bến Hà Nhai là khung cảnh một vùng sông nước thanh bình, tràn đầy sức sống, phóng khoáng, nên thơ. Ngày trước, ở đây có đò ngang nối Ngân Giang, Thọ Lộc phía tả ngạn với xóm Bãi, xóm Trại, xóm Buồng bên hữu ngạn. Lại là bến đò dọc trao đổi hàng hóa của bạn ghe kinh từ Thu Xà, Tam Thương, Quán Cơm lên Đồng Có, Đồng Ké, Ba Gia, Cù Và, Sơn Hà… Chiều về, bến Hà Nhai trở nên nhộn nhịp, đông vui. Những người đánh cá, khai thác sạn, nhủi hến cho ghe neo lại bến Đá để trở về nhà sau một ngày nhọc nhằn sông nước. Đò dọc chở lâm thổ sản từ nguồn Sơn Hà về xuôi ghé qua bến Ngân Giang mua thêm hàng nông sản. Nậu buôn nguồn từ Trà Bồng, Thạch An; người buôn khoai sắn, thơm mít, thuốc liếp, lúa gạo từ chợ Than (Tịnh Hiệp), chợ Đình (Tịnh Bình), quang gánh xuôi cầu Bà Tá xuống bến sông chờ theo ghe kinh về hạ lưu. Nhưng nhiều hơn cả là những chuyến đò ngang đưa người làm ruộng mía, ruộng dâu từ Xuân Phổ (Nghĩa Kỳ) qua sông về bờ bắc. Địa bạ triều Nguyễn cho biết, trước đây, nhiều chủ điền bên bờ Bắc xâm canh đất trồng mía (cam giá thổ), trồng dâu (tang căn thổ) tận bờ Nam. Hàng ngày, từ tả ngạn, người làm ruộng theo đò ngang qua sông canh tác, cuối ngày lại từng đoàn rủ nhau ra bến nước trở về nhà. Tập Quảng Ngãi tỉnh chí (Nguyễn Bá Trác – 1933), mục Phong cảnh tự nhiên, có chép: “ Hà Nhai vãn độ là chỉ bến đò Hà Nhai (Sơn Tịnh), vì dân buổi chiều đi làm mía làng Xuân Phổ về rất đông…”. Trước trận lũ lớn năm Giáp Thìn (1964) giữa dòng sông Trà Khúc, đoạn từ bến Đá nhìn ra, có một gò bồi khá rộng gọi tên “Gò Một”, là bãi thả trâu bò của mấy xóm nhà cuối Ngân Giang đầu Thọ Lộc. Ở đây bốn mùa cỏ non xanh mượt, chim mỏ nhát, vịt nước, cò trắng từng đàn chấp chới tìm mồi, vài chiếc thuyền câu lãng đãng mái chèo khi khoan, khi nhặt. Chiều xuống, trẻ mục đồng đưa trâu bò từ Gò Một vượt qua lạch sông về chuồng, hát hò nghêu ngao, râm ran cười nói.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Chiều về bến cũ.
Lũy tre làng nghiêng ngã dọc bờ sông, những guồng xe nước cần mẫn rì rào, đàn bò thủng thỉnh theo con đường nhỏ; bãi dâu xanh rờn bờ bắc, bãi bói ngã nghiêng trong gió phía bờ nam; đò ghe san sát, kẻ lại người qua. Xa tắp trời tây, thấp thoảng bóng mây, bóng núi nhòa lẫn vào nhau trong ráng đỏ… Tất cả tạo nên khung cảnh thanh bình, trù phú, của một miền quê thân thương, bình dị. Những biến động của thiên nhiên cùng đổi thay của đời sống kinh tế – xã hội làm cho bến Hà Nhai không còn giữ được vẻ đẹp như cách đây hơn nửa thế kỷ. Hình ảnh guồng xe nước quay đều trong nắng tà, chuyến đò chiều người qua kẻ lại đông vui đã lùi về quá khứ. Bến Đá bồi lấp thành bãi trồng dâu. Bến Ngân Giang chỉ còn lác đác mấy con thuyền nhỏ của người buông chài, thả lưới. Bến Biền lẫn khuất bóng tre xanh. Nhưng Hà Nhai vãn độ bây giờ không phải là một bến sông hiu quạnh, sầu buồn như hình dung bi lụy của những “thi sỹ tháp ngà” chưa nhìn thấy ngọn cỏ lau đầu bến đã vội hình dung trăng nước bơ sờ… Suốt dặm dài ven sông từ Ngân Giang về Thọ Lộc là cánh đồng soi màu mỡ, miệt mài màu xanh của đồng mía, nương ngô. Đâu đó, từ trong ruộng dâu, vườn chuối thấp thoáng mấy bóng người mà nếu bạn lại gần, bắt gặp đầu tiên sẽ là khuôn mặt rạng ngời và nụ cười chân thành, hồn hậu. Sông nước êm đềm, đồng ruộng phì nhiêu như góp một phần hình thành cách sống thung dung, cởi mở của người dân vùng Ngân Giang, Thọ Lộc cho dù cuộc mưu sinh của họ vẫn còn lắm vất vả, gian lao. Chẳng thế mà nơi đây, từ bao đời vẫn lưu truyền câu ca dao vừa bao dung nhân ái, vừa tha thiết tình quê:

Chẳng nên khanh tướng công hầu Thì về Thọ Lộc trông dâu nuôi tằm…

Bến Hà Nhai, 12/4/2012Lê Hồng Khánh

Cổ Lũy cô thôn

Cổ Lũy cô thôn (Cổ Lũy thôn côi) là một trong mười hai danh thắng của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một cảnh đẹp hiếm thấy, hội đủ các yếu tố sông biển, núi non, làng mạc. Xa ồn ào nhân thế mà không dứt bỏ cõi đời. Ở nơi quạnh vắng nhưng chẳng để mình đơn độc. Hòa vào thiên nhiên mà không chìm khuất, u trầm.
https://www.youtube.com/watch?v=OmuVziHKyjo https://www.youtube.com/watch?v=XLShQblXfDQ
Tên gọi Cổ Lũy liên quan mật thiết đến địa danh Cổ Lũy động – danh xưng mà người Việt dùng để chỉ vùng đất của vương quốc Chăm nằm ở phía nam châu Amaravati, nay là tỉnh Quảng Ngãi.
 
Sử cũ nước ta nhắc đến một cửa biển ở vùng phủ Tư Nghĩa thuộc Đạo thừa tuyên Quảng Nam có tên Chiêm Lũy lịch môn 占  壘 歷 門. Tên gọi nầy hàm nghĩa đây là cửa biển của vùng Chiêm Lũy động.
 
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Bóng dừa Cổ Lũy.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Những tản đá lớn mang dáng hình dáng độc đáo ở Thôn Cổ Lũy
 
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Năm 1402, người Chăm giao Chiêm động (nay là tỉnh Quảng Nam), và Chiêm Lũy động (phía bắc Quảng Ngãi) cho nhà Hồ. Sông Trà Khúc và Chiêm Lũy lịch môn (cửa Đại Cổ Lũy) có lẻ là ranh giới giữa 2 quốc gia Việt Chiêm sau sự kiện nói trên. Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ Chiêm Lũy trở thành Cổ Lũy trong các tài liệu về sau, rất có thể do nhầm lẫn tự dạng giữa hai chữ (Hán tự) Chiêm 占 và Cổ 古.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Cổng Lũy giờ còn lại là rêu phong
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Miếu cổ còn sót lại trên núi Phú Thọ thuộc Thôn Cổ Lũy
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Công trình bỏ hoang của người dân sở tại làm cho quan cảnh xưa bị ảnh hưởng không nhẹ
 
Ở vùng cửa sông Trà Khúc (cửa Đại Cổ Lũy), bên hữu ngạn có núi Cổ Lũy (núi Phú Thọ, núi Đá, Thạch Sơn) và thôn Cổ Lũy (nay chia thành thôn Cổ Lũy Bắc và thôn Cổ Lũy Nam) thuộc xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa. Cũng tiếp giáp với cửa Đại Cổ Lũy, bên tả ngạn là thôn Cổ Lũy thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Quả thật là điều thú vị, Cổ Lũy bên bờ bắc và Cổ Lũy bên bờ nam đều là những làng quê rợp bóng dừa, bóng dương, vây bọc chung quanh là sông, biển, lạch, chằm. Người dân ở cả hai làng đều sống bằng nghề đánh cá và đặc biệt là nghề dệt chiếu cói nổi tiếng ở Quảng Ngãi:
Ai về Cổ Lũy, xóm Câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng.
 
Ai bảo “Giúp em đôi chiếu em nằm” chỉ là chuyện nhỏ? Cổ Lũy, xóm Câu là tên gọi có cả ở hai bờ, biết rẽ ngã nào mà chọn chiếu cho vừa lòng bậu đây?
Nhưng không chỉ chàng- trai- ca- dao bối rối đi tìm Cổ Lũy. Nhiều sách vở, tài liệu chính thức của hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa cùng khẳng định Cổ Lũy cô thôn nằm ở địa phương mình. Ấy là chưa kể cơ man những bài viết có tên và không tên, công phu thì ít quay cóp thì nhiều trên báo in, báo mạng thời nay. Mà kỳ thực, cảm nhận về một cô thôn, lãng đãng trời mây sông nước, đẹp như bức tranh thủy mặc, khó mà nói là chỉ riêng ở bờ bắc hay ở bờ nam.
Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư thuật chuyện một người đi du lịch đã nhiều nơi, hôm về nhà, có người bạn hỏi:
–   “Ông đi du sơn du thủy, thể tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả ?”.
Người du lịch đáp lại rằng:
–    “Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở lại chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỷ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được”.
 
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Cổ Lũy Nam (Tư Nghĩa).
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Chỉ một làng quê Việt bình thường mà đã vậy, huống hồ là thắng cảnh kỳ thú như Cổ Lũy cô thôn, hỏi sao không đáng tự hào. Nhưng dẫu sao cũng phải đến lúc để tình cảm quê hương lắng xuống rồi vin vào lý trí  mà theo dấu Nguyễn Cư Trinh đi tìm “Cổ Lũy cô thôn”. Thử bắt đầu từ sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Quyển thứ X – tỉnh Quảng Ngãi, mục Cửa quan và tấn sở, sách nầy chép: “Tấn Đại Cổ Lũy: Ở cách huyện Chương Nghĩa 17 dặm về phía đông bắc, của biển rộng 230 trượng, thủy triều lên sâu 14 thước, thủy triều xuống sâu 10 thước, phía nam là cửa biển lớn; nước sâu, cạn tàu thuyền đều do đấy; phía bắc là cửa biển nhỏ, tàu thuyền không thông. Có đặt thủ ngự và hiệp thủ, lại lấy dân phụ lũy sung việc trú phòng. Lại thôn Cổ Lũy, phía đông bắc dựa ven bờ biển, phía tây nam là giáp chỗ giao lưu của sông Vệ và sông Trà, cách xa làng xóm, trông như ở trong khói nước lờ mờ, là một trong “Mười cảnh Quảng Ngãi” đề là “Cổ Lũy cô thôn”. Dân địa phương làm nghề dệt chiếu và đánh cá.” (Đại Nam nhất thống chí; nxb Thuận Hóa; 1992; trang 433). Còn sau đây là trích thuật từ sách Quảng Ngãi tỉnh chí (Tuần vũ Quảng Ngãi Nguyễn Bá Trác chủ trương; đăng trên Nam Phong tạp chí; 1933): “Cổ Lũy cô thôn là chỉ một làng nhỏ ở một mình bên cửa Cổ Lũy, nếu leo lên Thạch Sơn thì mới thấy phong cảnh đẹp”. Thêm nữa là một nhà biên khảo đáng tin cậy, ông Phạm Trung Việt, trong sách Non nước xứ Quảng: “Cổ Lũy cô thôn (thôn Cổ Lũy hiu quạnh) thuộc ấp Cổ Phú, xã Tư Hiền quận Tư Nghĩa, đông bắc dựa biển, tây nam giáp cửa biển Lớn tục gọi Đại Cổ Lũy. Xưa kia Cổ Lũy ở trên cửa sông Trà là một đồn phòng thủ kiên cố của Chiêm Thành. Sau khi người Chiêm nhường đất thì quân Việt đóng, dùng Cổ Lũy làm trụ sở hành chánh. Khi trụ sở dời đi thì đồn bị bỏ hoang.
Hiện nay Cổ Lũy là một thôn nhỏ, dân cư làm nghề đánh cá, cửa biển xa làng mạc. Phong cảnh như một vùng khói lờ mờ, êm đềm vắng vẻ nên được vịnh là Cổ Lũy cô thôn. Khi sương thu mờ nhạt, bóng hoàng hôn vây phủ, xa trông thôn Cổ Lũy như phong cảnh bức cổ họa “ Ngư thôn tịch chiếu” trong Bát cổ Tiêu Tương của đời Tống bên Tàu”.
 
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Cổ Lũy – sông Kinh
Miêu tả khá cụ thể của Phạm Tiên sinh rất gần với bài thơ Nôm “Vịnh Cổ Lũy cô thôn” của Nguyễn Cư Trinh:
Giặc giã đời mô đã dẹp rồi Lũy xưa còn đắp xóm mồ côi. Đá xây quanh quất theo bờ biển, Người ở cheo leo dưới cửa lồi. Trông thấy thuyền tình ba bốn phía, Vẳng nghe trống giục một đôi hồi. Hỏi thăm tạo hóa bao giờ đó Thạch trận về đây mới đắp bồi.
Thiết tưởng những trích dẫn trên đây đã có thể thay cho một lời kết luận về địa chỉ chính xác của Cổ Lũy cô thôn mà cổ thư nhiều lần nhắc đến.
Song, vốn dĩ sự đời, nói qua rồi cũng phải nói lại mới thấu được trước sau. Cổ Lũy – Tịnh Khê dẫu không phải là “xóm mồ côi” trong thơ Đạm Am nhưng với rừng dừa, sông Kinh, cửa Đại, đây lại là một miền quê đẹp đến mê hồn.
Chẳng thế mà Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế khi về trí sỹ đã thốt lên đầy tự hào “Nhất Huế, nhì đây!”
 
Ngày 30/4/2021, cầu Cổ Lũy đã được đưa vào sử dụng. Cây cầu dây văng đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi là điểm nhấn cho đôi bờ sông Trà Khúc nối xã Tịnh Khê và Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
https://www.youtube.com/watch?v=64J3RG7Uz5c https://www.youtube.com/watch?v=FMiA3c9_RVw https://www.youtube.com/watch?v=H5xVE7HsQYc https://www.youtube.com/watch?v=8zIFrulYGlk
 Bến Hà Nhai, tháng 4 năm 2012 – Lê Hồng Khánh

Liên Trì dục nguyệt

Liên Trì dục nguyệt (Ao sen trăng tắm) là thắng cảnh ở thôn Liên Chiểu, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, cách thành phố Quảng Ngãi hơn 40 km, về phía Tây Nam.
Ao sen làng Liên Trì nằm giữa cánh đồng lúa Liên Chiểu, tục gọi là xứ đồng Bàu Sen, mênh mông, thoáng đãng. Những đêm trăng sáng, mặt nguyệt lơ lửng lưng trời, tao nhân mặc khách có thú sơn thủy tiêu dao thường dùng thuyền nhỏ đưa nhau ngoạn cảnh.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Liên Trì dục nguyệtLá thuyền thanh mảnh nhẹ nhàng lướt đi trong hương sen dìu dịu. Gò Ngựa, cồn An Châu thấp thoáng trong sương… Hồn du tử lâng lâng, tứ thơ vụt hiện, thêm chén rượu tương phùng, lữ khách thấy bóng trăng dầm bóng nước, trong vắt lung linh, như thể chị Hằng xuống tắm ao sen, lả lơi phong tình, trêu ngươi trần thế. Có người dịch thoát cụm từ “Liên Trì dục nguyệt”  thành “Trăng giỡn ao sen”, dẫu không chính xác lắm về từ ngữ, nhưng trong bối cảnh nên thơ, sơn thủy giao tình lại thấy nhiều phần ý vị. Phía bắc ao sen Liên Chiểu có ngôi miếu thờ Quan Thánh, đặt 5 pho tượng diễn tả sự tích “Đêm trăng ở núi ngọc Tuyền”. Chuyện rằng, một đêm kia, trên ngọn Ngọc Tuyền, Phổ Tĩnh Thiền Sư, người đồng hương đã một lần cứu mạng Quan Vũ, đang tụng kinh bỗng nghe tiếng kêu lớn: – Lã Mông! Lã Mông! ngươi phải trả lại đầu ta! Phổ Tĩnh ngước mắt nhận Quan Vũ cỡi Xích Thố, tay cầm Thanh Long Uyển Nguyệt Đao, cùng hai tùy tướng sa xuống núi Ngọc Tuyền. Nhìn thấy nhà sư, hồn Quan Vân Trường cất tiếng: – Bạch Hòa Thượng đây là đâu và xin cho được biết Pháp danh?” Phổ Tĩnh nói: “Lão tăng là Phổ Tĩnh, xưa kia ở ải Dịch Thủy đã gặp Quan Hầu, nay Ngài quên sao?”. Quan Công bạch Phổ Tĩnh: – Trước kia nhờ Ngài cứu mạng, vẫn ghi ơn, nay tôi đã thác. Xin Ngài chỉ dạy cho tôi ra khỏi đường mê, quay về bến Giác.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Núi Giàng Thượng, nhìn từ ao sen Liên Chiểu.

Phổ Tĩnh thuyết: – Chuyện trái phải xưa nay  nhất thiết không bàn đến nữa, nhưng Nhân trước Quả sau, Nhân nào Quả nấy. Nay ngài vừa bị Lã Mông hại, đòi trả đầu, vậy trước kia Nhan Lương, Văn Sú, 6 tướng trên 5 cửa ải, chưa kể biết bao tướng sĩ khác đã bị ngài giết, thì họ đòi ai, Ngài có trả được đầu họ không? Nghe đến đấy, hốt nhiên, Quan Công sực tỉnh, hồn mờ mờ rồi tan biến vào thinh không.  Phổ Tĩnh biết Quan Công đã ngộ được lẻ Nhân Quả, nhận ra triết lý vi diệu của đức Cồ Đàm mà hoá duyên theo Phật. Trải bao biến thiên thế cuộc, 5 pho tượng đến giờ vẫn còn lặng yên dưới bóng cây sung cổ thụ, mặc cho mưa nắng dãi dầu. Các tác giả bộ Quảng Ngãi tỉnh chí viết: “Liên Trì dục nguyệt là chỉ ao sen làng Liên Chiểu, huyện Đức Phổ, ban đêm mặt trăng dọi rất đẹp”.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Núi Chóp Nón.Còn sách Đại Nam nhất thống chí (Quyển VIII: tỉnh Quảng Ngãi; mục Núi Sông), cho biết: “Hồ sen, ở cách huyện Mộ Đức 39 dặm về phía nam, có hồ rộng vài ba mẫu, thuộc địa phận xã Liên Chiểu, hình tròn như mặt trăng, sen mọc xanh tốt, trước kia dân xã hàng năm phải nộp hạt sen, gần đây sen ít dần. Nước hồ chảy ra đồng ruộng thôn Hoa Chiểu rồi chảy về phía nam 6 dặm, đổ vào sông Trà Câu. Tập Mười cảnh Quảng Ngãi của Nguyễn Cư Trinh có một đề là Liên Trì dục nguyệt tức là hồ nầy”. Từ Liên Trì, ngước nhìn về phía tây, không xa lắm là núi Xương Rồng (Long Cốt sơn), nghiêng về nam, vượt qua sông Trà Câu là núi Giàng Thượng, chếch về phía bắc là núi Chóp Vung (núi Nghĩa). Dưới chân núi Chóp Vung có một dòng sông nhỏ, chảy men theo chân đồi, đồng ruộng rồi lượn về đông, qua cầu Giác. Mùa mưa, nước từ gò Ngựa, Nam Lân, Bắc Lân, An Châu và những cánh đồng chung quanh tràn về ao sen Liên Chiểu rồi đổ vào dòng sông này. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi cho biết núi Long Cốt còn có tên Tiên Nữ sơn, trên núi có 12 tòa tháp, gọi là tháp Tiên Nữ. Phải chăng đó là các tòa tháp của người Chăm và đã chịu chung số phận điêu tàn với vương quốc từng một thời văn minh huy hoàng? Năm 2011, người ta ngẫu nhiên đào được ở núi Xương Rồng một pho tượng lạ bằng đất nung, chẳng biết có liên hệ gì đến “12 tòa tháp” mà Ức Trai đề cập? Tương truyền, ngày trước trên núi Xương Rồng rừng cây rậm rạp, nhiều thú hoang sinh sống. Những đêm trăng thanh, bóng núi đổ dài tận đáy hồ tạo thành bức tranh lung linh huyền ảo, trăng lồng bóng sen, sen lồng bóng núi. Ao Liên Trì trước mặt, núi Xương Rồng sau lưng. Hương sen thơm ngát, dáng núi uy nghi, rõ là một vùng linh địa. Phải chăng vì vậy mà miền quê nầy đã sinh ra nhiều kẻ sỹ giàu tiết tháo, tiêu biểu là các ông: Nguyễn Đăng Ngoạn (cử nhân 1870), Nguyễn Mân (cử nhân 1897), Nguyễn Phan (cử nhân 1900), Lê Chi (cử nhân 1900)… Cử nhân Nguyễn Mân ra làm quan, giữ chức Tri huyện (nên thường được gọi là Huyện Mai, Huyện Sầm), sau từ quan, về quê một thời gian lại tham gia phong trào khất thuế – cự sưu năm 1908 và bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo. Ông có câu đối tặng đình làng Thanh Bình còn truyền tụng đến giờ:

Liên thủy đình tiền: văn minh nhuận, Long sơn bối hậu: võ công cao. Tạm dịch: Liên Trì phía trước: văn minh ắp Long Cốt sau lưng: võ công đầy

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn có hai nơi khác có hồ sen đẹp: một ở xã Bồ Đề, tổng Trung, huyện Mộ Hoa, nay là thôn Bồ Đề, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức; một ở xã Ba La, tổng Trung, huyện Chương Nghĩa, nay là thôn Ba La, xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa. Ao sen ở Bồ Đề rộng chừng vài mẫu, gắn liền với nhiều giai thoại về tả quân Lê Văn Duyệt, người có tổ quán ở làng Bồ Đề. Nhà biên khảo Phạm Trung Việt, trong cuốn Non nước xứ Quảng có chép: “…Tương truyền khi Tả quân còn sống thì ở đây năm nào ao sen cũng tốt, hương ngào ngạt tỏa xa hàng mấy dặm. Đến khi Tả quân mất thì sen lụn tàn gần hết. Sau đấy, năm nào sen nở hoa thì làng Bồ Đề có người thi đậu”. Ao sen làng Ba La nổi tiếng nước trong sen tốt, nằm giữa cách đồng Ba La Thượng, hình bán nguyệt, có phần nhích hơn về diện tích so với ao sen Bồ Đề, nhưng không bằng ao sen Liên Chiểu. “Sông xưa giờ đã nên đồng”. Ao sen Bồ Đề, ao sen Ba La từ lâu đã thành ruộng lúa. Ao sen Liên Trì bị lấp cạn một phần. Người ta bầu chọn sen là Quốc hoa, còn quê mình ao sen thắng tích sắp trở thành hoang tích. Hỏi có buồn không?

Lê Hồng Khánh

Vân Phong túc vũ

Vân Phong là của một quần thể trùng điệp núi đồi nằm ở vùng giáp ranh các xã Trà Tân, Trà Bùi (huyện Trà Bồng), Trà Trung và Trà Nham (huyện Tây Trà), cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi chừng 60 cây số, theo hướng tây bắc. Ngọn núi cao nhất trong quần sơn nầy có tên là Vân Phong, tiếng bản địa là Cà Đam (K’Đam, Cà Đăm) cao 1.413m so với mặt nước biển, là một trong những đỉnh núi cao nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Vân Phong nghĩa là “đỉnh núi mây”. Sách Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn), quyển VIII – tỉnh Quảng Ngãi, mục Núi sông có viết: “Núi Vân Phong ở ngoài nguồn Thanh Cù về phía tây nam huyện Bình Sơn, hình thế chót vót như chọc tầng mây, tầng lớp quanh co, đứng xa mà trông, thấy tươi sáng mà biếc mờ, như sắc trời mới sáng… Tập Mười cảnh Quảng Ngãi có một đề là Vân Phong túc vũ (Mưa đêm ở núi Vân Phong), tức là núi nầy”.

Cao nửa lưng trời sắc thật xanh, Mây mưa tự đó chuyển lần sinh. Cái tinh châu ngọc lùm trên chóp, Hạt nước cam lâm nhỏ xuống mình. Bởi dáng nguy nga nên khí hậu, Được danh thanh tú chiếm phần linh. Thêm vào mười cảnh đây không hỗ, Nam, Ngãi hai bên chiếm đặng hình.

Mưa tạnh Phong Vân.

Nguồn: Thơ văn Nguyễn Cư Trinh, Phan Hứa Thuỵ sưu tầm và giới thiệu, NXB Thuận Hoá, Huế 1989

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Núi Vân Phong nhìn từ Trà Nham

Quả đúng như miêu tả của người xưa, hầu như quanh năm Vân Phong ngập trong sương núi mây trời, khi tán thì lãng đãng đó đây, khi tụ thì đùn lên thành gò lớp. Đỉnh Cà Đam vươn lên cao vút giữa từng không, khi ánh nắng mặt trời xuyên qua sương sớm lại sáng lên rạng rỡ như thể núi rừng vừa qua một trận mưa đêm mùa hạ. Bóng mây, dáng núi, ánh trời quấn quýt lấy nhau trong thiên nhiên vừa chuyển động vừa hòa điệu, đẹp từng khắc, sáng từng màu. Nhờ địa hình núi cao, vực sâu, lại thêm luật tục lâu đời gìn giữ rừng thiêng núi cấm của tộc người Cor nên đến nay khu vực Cà Đam vẫn còn giữ được sinh cảnh tự nhiên khá nguyên vẹn với những mảng rừng nguyên sinh, hệ động thực vật phong phú, nhiều loài quý hiếm, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm 21 – 23 độ. Truyện cổ người Cor kể rằng: Có chàng trai mồ côi giỏi giang tên là Don may mắn lấy được vợ là nàng tiên Sóc xinh đẹp, nhưng lại có người anh xấu tính, nhiều lần cố tình hãm hại em để cướp vợ. Sợ bị liên lụy cho chồng, nàng tiên Sóc trốn về làng trời trên đỉnh núi Cà Đam. Ở đây nàng lại bị Thần mây ép làm vợ.
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Núi Vân Phong nhìn từ Trà Trung

Don lặn lội đi tìm vợ khắp núi cao, núi thấp, ngày nọ qua ngày kia mà chẳng thấy đâu. May nhờ bà tiên già tóc bạc đưa lên đỉnh núi dự lễ hội ăn trâu huê nhà trời, Don tìm thấy vợ. Vậy là chàng phải đánh nhau với người nhà trời để đưa nàng Sóc trở về hạ giới. Quần nhau 3 ngày, 3 đêm thì chàng trai dũng cảm giết được Thần mây. Nhưng Don vẫn chưa thể đưa vợ về nhà. Trước khi chết Thần mây lại báo tin cho Thần gió nhờ trả thù. Thần gió vù vù lao đến làm cuốn tung lá khô, nghiêng ngã cây rừng, tấn công chàng Don từ bốn phía. Sức mạnh của Thần gió làm cho đá núi nhào đổ ầm ầm, cả một khoảng rừng chìm trong mờ mịt, tứ tán mây bay, cỏ cây tơi tả. Thế nhưng chàng trai Cor đã bình tĩnh, khôn khéo dùng chiếc ná bắn mũi tên dài, giết chết Thần gió. Bầu trời trở lại bình yên, sương bạc quấn quýt núi lam, đỉnh Cà Đăm sáng lên trong nắng sớm. Nàng tiên Sóc theo chàng Don trở về làng cũ dưới chân núi Cà Đam. Hai người cùng dân làng lấy cây rừng, dây mây dựng ngôi nhà sàn dài, đặt ống bương dắt con suối xa về bến nước nơi đầu ngỏ. Vợ chồng họ sống với nhau trọn đời hạnh phúc, sinh con đàn cháu đống, vui cả núi rừng. Bà con tin rằng, người Cor sống ở những làng nóc dưới chân núi Cà Đăm hiện nay là con cháu của chàng Don mồ côi và nàng tiên Sóc xinh đẹp. Còn có một huyền thoại khác thời hiện đại, gắn với khu rừng Trút nằm trong phần đất thôn Xanh, xã Trà Trung, huyện Tây Trà, dưới chân núi Cà Đam. Ở đây, có 7 gia đình người Cor với hơn 30 nhân khẩu thay nhau canh giữ khu rừng nguyên sinh rộng hàng trăm hecta có vô vàn những cây gỗ quý (lim xanh, lim xẹt, dỗi, chò…) có tuổi tính bằng trăm năm.

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Mây trắng Vân Phong.

Họ giữ rừng mà không hề biết đến chuyện được trợ giúp, trả công… Lý lẻ của bà con rất chi thuần phát: “Giữ rừng, giữ núi là để con thú có chỗ đi về, con chim có nơi làm tổ, con suối còn nước cho người”. Một câu nói ngỡ như đơn giản mà chứa đựng triết lý sâu thẳm: Rừng là nguồn sống của muôn vật, trong đó có loài người. Giữ rừng là giữ lấy cái nguồn sống ấy… Hơn 30 con người sống trong những ngôi nhà tuềnh toàng, dựng bằng gỗ tạp, tre nứa, đời sống gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn ngày đêm chở che khu rừng Trút, lo lắng cho bóng cây, màu lá; nâng niu từng tiếng chim non, không huyền thoại thì hỏi là gì? Năm 2006, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Quyết định quy hoạch chung Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cà Đam – Hồ Nước Trong rộng đến 266 hecta, bao gồm cả khu vực quần sơn Cà Đam – Vân Phong và vùng đông nam hồ chứa nước Nước Trong. Chẳng biết đến ngày khu du lịch ấy hình thành 7 gia đình người Cor ở thôn Xanh có còn ở lại với núi rừng của ông cha hay phải di dời đi nơi khác? Khu rừng nguyên sinh dưới chân núi Cà Đam mà họ chăm nom, chung sống liệu có còn những cây dỗi, cây lim hàng chục người ôm không xuể? Sẽ quý hóa biết chừng nào, nếu có một dự án tạo điều kiện để 30 con người sống thân thiện với thiên nhiên ấy có thể đủ no, đủ ấm mà yên tâm gìn giữ vạt rừng xanh thẳm dưới chân núi Vân Phong, nâng niu cho đời sau câu chuyện tình huyền thoại của chàng Don dũng cảm và nàng tiên Sóc đáng yêu.

Lê Hồng Khánh

Vu Sơn lộc trường

Vu Sơn, tục gọi là núi Hòn Dầu, cao hơn 400m, nằm trên vùng đất giáp giới các xã Tịnh Bắc, Tịnh Đông, Tịnh Hiệp, cách thành phố Quảng Ngãi chừng 25 km về phía tây bắc. Nhìn từ xa, Vu Sơn cao vút lên giữa chập chùng núi đồi như điểm phát mạch cho các dãy núi thấp hơn, trùng điệp chạy về đồng bằng theo nhiều ngã.
Ngày trước bên sườn núi nầy có trảng cỏ non, hươu nai thường kéo về tụ tập thành bầy nên gọi là Vu Sơn lộc trường 蕪 山 鹿 場 (Bãi nai núi Vu, Trường nai núi Vu).
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Núi Vu Sơn, nhìn hướng đông.

Chữ “Vu” ở đây có nghĩa là hoang vu, bỏ hoang; ý nói ngọn núi hoang vu, rậm rạp, um tùm cây cối. Vu Sơn lộc trường cũng chẳng liên quan gì đến hai đỉnh núi Vu Sơn, Vu Giáp và giấc mộng Dương Đài ngớ ngẩn của ông vua Sở Tương vương thời Chiến quốc bên Tàu. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “ Núi Vu ở phía tây bắc huyện Sơn Tịnh, đứng cao vút trên không trung làm tổ sơn cho huyện nầy. Phía sau núi cây cối sầm uất, hươu nai tụ tập cả bầy. Sau đời ông Nguyễn Cư Trinh có người tục vịnh là “Vu Sơn lộc trường” (Trường nai núi Vu) làm thắng cảnh thứ 11 của Quảng Ngãi”. (Quốc sử quán triều Nguyễn; 1909; bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo; Nha Văn hóa – Bộ QGGD VNCH; 1964). Sở dĩ nói rằng “có người tục vịnh” vì tương truyền khi Đạm Am Nguyễn Cư Trinh làm tuần vũ Quảng Ngãi có thơ đề vịnh 10 cảnh đẹp ở đây, gọi chung là “Quảng Ngãi thập cảnh”. Người đời sau nối theo (tục) ông, làm thơ vịnh thêm 2 cảnh đẹp nữa là Vu Sơn lộc trường (thứ 11) và Thạch Cơ điếu tẩu (thứ 12) để thành “Quảng Ngãi thập nhị cảnh”.

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Đại Nam nhất thống chí, Q.VIII (tỉnh Quảng Ngãi), trang 25, phần viết về núi Vu Sơn

Cũng xin được lưu ý rằng, nếu bạn đọc tiếp cận bản dịch Đại Nam nhất thống chí của Viện Sử học Việt Nam (Người dịch: Phạm Trọng Điềm; Người hiệu đính: Đào Duy Anh; Viện Sử học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản – 2006) thì sẽ thấy có những khác biệt (với bản dịch đã trích ở trên) mà rõ nhất là việc xác định vị trí của ngọn Vu Sơn. Trong khi bản dịch của Phạm Trọng Điềm là “Ở cách huyện Bình Sơn 10 dặm về phía tây”, thì bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo lại “ở phía tây bắc huyện Sơn Tịnh”. Chính Tu Trai Nguyễn Tạo đã có lưu ý ở những trang đầu tiên bản dịch của mình bằng những dòng sau đây:  “Dịch giả nguyên quán ở Quảng Ngãi […] có nhiều chỗ sau khi sách nầy xuất bản rồi, thì những làng tổng ở địa hạt huyện nầy lại di dịch, tháp nhập vào huyện khác, nên trong khi dịch tôi có sửa chữa lại những chỗ nào mà tôi biết rõ, để cho đúng theo địa điểm hiện tại”. Tiện đây nói thêm, cụ Tu Trai Nguyễn Tạo là người làng Xuân Phổ, huyện Chương Nghĩa, nay thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, đỗ cử nhân khoa Mậu Ngọ, niên hiệu Khải Định thứ 3 (1918) – khoa thi Hương cuối cùng của nền nho học Việt Nam. Cụ Nguyễn Tạo học vấn uyên thâm và rất có uy tín trong giới văn bút miền Nam, là dịch giả hoặc đồng dịch giả các bộ sách Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí… xuất bản từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Huyện Bình Sơn thời nhà Nguyễn (trước 1899) là huyện Trì Bình thời nhà Hồ, Bình Dương thời nhà Lê. Năm Thành Thái thứ 11 (1899) huyện Sơn Tịnh được thành lập từ 54 xã phía nam huyện Bình Sơn (cũ) tiếp giáp mạn bắc sông Trà Khúc và một số làng ở vùng thấp châu Sơn Tịnh. Địa giới, địa danh 2 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh từ năm 1899 đến nay không thay đổi nhiều.

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Từ Vu Sơn nhìn về Viên Sơn.

Sách Đại Nam nhất thống chí cơ bản hoàn thành năm 1882 (thời vua Tự Đức), đến năm 1889, thời vua Thành Thái, thì được Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán thác mệnh vua trùng san, rồi khắc in đầu thế kỷ XX, dưới triều Duy Tân. Vào thời kỳ trùng san bộ sách, núi Vu Sơn còn nằm trong huyện Bình Sơn, nhưng sau đó đã thuộc huyện Sơn Tịnh, khi huyện nầy được thành lập. Khác biệt khiến người đời sau có thể hiểu lầm là vì vậy. Quả thật, Vu sơn là núi chủ, “Tổ sơn” của đất Sơn Tịnh. Từ đây, chạy về đông, nằm dọc theo bờ bắc sông Trà Khúc là núi Tròn (Viên sơn), núi Nhàn, núi Khỉ (núi Bìn Nin). Xa hơn là núi Sứa, núi Đầu Rồng (Long Đầu), núi Hó (Thiên Ấn), núi Đầu Voi (Tượng Sơn), núi Thiên Mã… Hơi chếch sang phía bắc, theo hướng Ba Làng An là núi Nón, núi Ngang, núi Đất, núi Võ, núi Trà Sơn… Ngoảnh về phía trời tây là trùng điệp núi non, lô nhô mây trắng với Hà Neng, Vá Rẫy, AZin, Măng Xinh, Trà Rút, Cà Đăm, Răng Cưa… Phía bên kia dòng nước quanh co, uốn lượn của con sông Trà Khúc là núi Chúa, núi Đình Cương, núi Giàng, núi Đá Vách, núi Cao Muôn… Núi Hòn Dầu, vốn là nơi cây rừng rậm rạp, muông thú làm chỗ náu mình. Sườn phía tây bắc có trảng cỏ khá rộng, phía dưới là khe nước nhỏ. Các loài móng guốc như hươu, nai, cheo kết thành bầy ăn cỏ và lộc non. Những đêm trăng sáng, đàn nai quần tụ nô đùa, dưới chân núi thấp thoáng mấy bóng tiều phu về muộn. Cảnh trí nên thơ tựa như bức tranh sơn thủy mà sứ thần Bùi Quỹ (1795 -1861) phóng bút trên đường đi sứ sang Yên Kinh (Trung Quốc) năm Mậu Thân – 1848, về sau khắc in trong sách Yên Đài anh thoại: Này hươu nai nhởn nhơ bên suối Này tiều phu dưới núi mấy người… Bây giờ mà đi khắp núi rừng Quảng Ngãi chắc chi đã tìm thấy được vài con nai ngơ ngác, nói gì đến một đỉnh núi Hòn Dầu. Vu Sơn lộc trường chỉ còn nghe kể trong sách vở. Như chuyện đời xưa; như “giấc mơ trưa”…

Bến Đá, tháng 5/2012 – Lê Hồng Khánh

Thạch Ky điếu tẩu

Thạch Ky điếu tẩu 石 磯 釣 叟 (Lão câu ghềnh đá) là vùng non thanh thủy tú ở bờ nam cửa biển Sa Kỳ, thuộc thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 16km, về phía đông bắc. Đây là cảnh đẹp thứ 2 của Quảng Ngãi do người lớp sau Nguyễn Cư Trinh đề vịnh và là cảnh cuối cùng trong Quảng Ngãi thập nhị cảnh từng được các văn nhân thi sỹ ngày xưa hết lời ca ngợi.

https://www.youtube.com/watch?v=Ls1AoUVQpgw https://www.youtube.com/watch?v=VR9FRzORBgM https://www.youtube.com/watch?v=Bly-DW-ICAM Tạo hóa quả là hào phóng khi ban tặng cho vùng biển cửa Sa Kỳ vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ, lấy sự hòa điệu của đá và nước, núi và biển làm nền. Phía bắc là An Hải sa bàn với cát trắng và sóng êm; phía nam là Thạch ky điếu tẩu cùng lò rượu, dấu chân khổng lồ tạo hình từ những khối đá lô nhô, tạo thanh từ tiếng dội của nước vào hang đá. Chữ ky 磯 trong cụm từ Thạch ky điếu tẩu vừa có nghĩa là ghềnh đá, tảng đá ngầm dưới nước, vừa có nghĩa là nước dội vào đá (Nguyễn Văn Khôn; Hán Việt từ điển; 1960).

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Đá ông câu

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Sách Quảng Ngãi tỉnh chí (Nguyễn Bá Trác và cộng sự -1933) chép: “Thạch ky điếu tẩu: ở về cửa Sa Kỳ có cái gành đá nhô ra mé bể, ở xa xem như hình người, nên đặt tên ấy”. Nhà biên khảo Phạm Trung Việt mô tả cụ thể hơn trong tập sách nổi tiếng Non nước xứ Quảng: “Hai quả núi tọa lạc hai bên cửa biển Sa Kỳ, cách tỉnh lỵ 16 km về phía đông bắc. Đó là dãy đá thiên nhiên chặn ngang qua cửa biển, chỉ có một lối vào trong. Ở giữa có một tảng đá lớn nổi lên trông như người ngồi, gần bên có một tảng đá in hình hai dấu chân người. Bên cạnh có một hang đá lộ thiên. Mỗi lần gió đưa sóng vỗ tràn vào hang đá, nước theo lộ thiên phun lên rất đẹp trông như một lò nấu rượu. Thạch cơ điếu tẩu là hàng cừ đá nổi lên ở cửa biển như người ngồi câu ở giữa dòng nước. Người địa phương thường truyền khẩu: Ngày xưa, lúc vùng nầy còn là bể có một ông khổng lồ gánh đá lấp cửa biển chỉ còn một đôi gánh nữa là xong nhưng vì có một gánh đá quá nặng, khi bước chân qua cửa biển, đòn gánh bị gãy, đá đổ hai bên cửa nay thành hai quả núi. Dấu chân ông khổng lồ còn in rõ và hang đá là lò nấu rượu của ông khổng lồ”. (Non nước xứ Quảng – tân biên; 1971) Nếu Nguyễn Bá Trác miêu tả một đơn nguyên trong quần thể thiên nhiên phía nam cửa biển Sa Kỳ là khối nhô đá nhô lên ở mé biển có hình một ông ngư ngồi câu, thì Phạm Trung Việt vẽ lại toàn cảnh vùng Sa Kỳ với các điểm nhấn là hang đá lộ thiên trông như lò nấu rượu, vết lõm trên đá tựa dấu chân ông khổng lồ và hòn đá giống người ngồi câu. Có điều, các vị tiền bối kể trên chưa chú ý, hoặc thiếu điều kiện khảo sát cấu tạo địa chất của các lớp đất đá trong vùng. Nhô lên ở đôi bờ vụng Sa Kỳ là hai ngọn núi đất An Vĩnh (phía nam) và An Hải (phía bắc). Nghiêng xuống mé biển và kéo dài ra phía xa là những khối nham thạch màu đen, xốp bị các tác nhân xâm thực (nước biển, sóng, gió…) bào mòn không đồng đều, tạo thành những ghềnh đá, hang đá rộng hẹp nhiều hình dạng, vết lõm trên mặt đá phẳng, những khối đá sót nhấp nhô hoặc vươn cao khỏi mặt nước, những viên đá vỡ nhiều kích cỡ mà các nhà địa chất gọi là “viên than núi lửa”… Sự đồng nhất về cấu tạo địa chất của các khối đá, vụn đá ở cho phép phỏng đoán về hoạt động của một núi lửa vào thời điểm cách chúng ta nhiều chục vạn năm khiến dung nham từ trong ruột địa cầu phun trào lên khỏi mặt đất, đổ tràn ra mé biển, ùa xuống vụng nước Sa Kỳ, sau đó đông kết thành khối phún xuất thạch đè lên nền đất đá trầm tích.

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Lò rượu ông khổng lồ

Còn nhớ, theo mô tả của các tác giả Đại Nam nhất thống chí, độ sâu tương đối của lạch nước cửa tấn Sa Kỳ là “Khi thủy triều lên sâu 6 thước” (xấp xỉ 2,5m). Độ rộng và sâu của luồng cảng hiện nay chỉ có từ năm 1990, chính xác là sau vụ nổ của 5 tấn thuốc nổ vào ngày 18/9/1990, phá vét khoảng 8.000 khối đá ngầm, biến nơi đây thành một trong những cảng biển quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi và là đầu mối của tuyến đường thủy khứ hồi đất liền – huyện đảo Lý Sơn. Từ những khối đá, ghềnh đá nầy, trong khung cảnh thiên nhiên bao la biển cả, phóng khoáng mây trời mà con người hình dung thành “lão câu ghềnh đá”, “lò rượu”, “bàn chân khổng lồ”, lại gắn vào đó nhiều tích truyện lý thú, kích thích trí tưởng tượng của các thế hệ tao nhân mặc khách… Nhờ tựa vào những ghềnh đá, hốc đá mà các loài hải sản sống ở đây nhiều hơn hẳn các vùng ven biển khác, trong đó có những thức mà giới sành điệu về ẩm thực gọi là “hảo hạng”: cá hồng, cá đối, cá kè, cá hanh, cua huỳnh đế, ghẹ, chình biển, rắn biển, nhum, rau câu, rau chưn vịt… Cũng chính vì các hang hốc đá và đáy biển lô nhô mà người ta khó lòng sử dụng các phương tiện đánh bắt “tận diệt” để khai thác hải sản như lưới quét, đèn cao áp, thuyền máy… Chèo thúng nan, giăng câu, bủa lưới, thả chà, lặn bộ là cách mà người dân trong vùng đánh bắt cá tôm từ bao đời nay. Đây cũng là một lý do giải thích sự phong phú của các loài sinh vật biển ở vùng ghềnh đá An Vĩnh. Hình ảnh quen thuộc và cũng khá nên thơ của Thạch ky điếu tẩu là những mõm đá, hang đá nổi chìm nhiều dạng, lũ trẻ vui đùa cùng sóng nước, vài chiếc thúng câu nhấp nhô, mấy người buông lưới rồi dùng chiếc sào đập lên mặt nước tạo thành dãy âm thanh bì bập lùa cá, phía xa xa, cheo leo trên mõm đá là nhóm người ngồi câu.

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Câu cá ở ghềnh Thạch Ky

Mấy năm gần đây, con nhum (một loài nhuyển thể, làm mắm rất ngon, ngày xưa phải tiến vua, nên gọi là mắm ngự, mắm tiến) vốn có nhiều ở vùng biển Thạch Bi (Đức Phổ) lại sinh sôi ở đây khá nhiều. Vào mùa bắt nhum, từng cặp vợ chồng trẻ dắt nhau ra gành đá, chồng lặn sâu, mò vào hốc đá bắt nhum, vợ ngồi trên bờ bóc vỏ nhum, lấy từng múi thịt đỏ hồng để đem về làm mắm. Thứ mắm có hương vị đặc biệt, ai một lần ăn thì nhớ để đời. Đến trưa, người bắt nhum, người câu cá, người quăng chài rủ nhau quây quần trên một phiến đá rộng cùng ăn trưa, cười nói râm ran. Nước xanh biêng biếc, sóng biển rì rào, mấy hạt cát li ti vương trên những khuôn mặt sạm nắng và gió bất chợt lấp lánh dưới ánh mặt trời. Bâng quơ trước biển, bỗng nhớ bậc tiền bối đồng hương lỗi lạc Trương Đăng Quế (1793 – 1865). Nhà văn hóa uyên thâm nầy quả là người có khiếu hài hước và trí tưởng tượng khác người. Thiên hạ nhìn khối đá ngoài mé biển hao hao có hình người, gọi là ông câu; còn Quận công thi sĩ họ Trương thì hình dung ngọn đồi An Vĩnh và cả những hang đá, ghềnh đá là cái đầu của một người khổng lồ giấu thân dưới biển; sóng vỗ vào hang đá khi ông súc miệng, mây trời bay qua như chiếc khăn lau…

Những tưởng non sông tác chẳng già Ai ngờ ghềnh móm lại giơ ra Chòm rong lém đém râu Bành Tổ Chẹt đá nho nhe mép Tử Nha Miệng súc phì phèo con sóng vỗ Khăn lau quệch quạc đám mây qua Hễ ai có hỏi xuân thu  mấy Từ có càn khôn đã có va.

Người như ông Trương Đăng Quế kể cũng là hiếm. Làm quan đến tột đỉnh công danh “dưới một người, trên vạn người”. Đến cuối đời rũ bỏ cân đai về quê trí sĩ, sống thanh bạch yên hàn, xa phồn hoa đô hội. Ở chốn quan trường thì làm thơ chữ Hán, lui về nhà thì ngâm vịnh thơ Nôm. Mộc mạc chân thành ca ngợi sông quê, góc biển. Vừa trả nợ tình với hương thôn, vừa tìm lại chính mình trong bản lai diện mục.

Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng
Top 12 Thắng cảnh Quảng Ngãi được danh tướng Nguyễn Cư Trinh đề xướng

Bến Đá, 26/5/2012 –Lê Hồng Khánh

Nguồn: Tổng hợp từ BaoQuangNgai.vn

Bạn muốn đưa doanh nghiệp, cửa hàng, địa chỉ, shop,.. của mình vào bài viết này. Hoặc muốn đặt banner quảng cáo, vui lòng liên hệ: 082.2222.176 hoặc email info@topquangngai.vn



Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hay!

5/51 rating
192 chia sẻ, 192 điểm

0 Comments

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Send this to a friend